Call for Applications for The ASEAN-Korea Youth Summit

Call for Applications for The ASEAN-Korea Youth Summit

 
 
?? ?? ?? ?? ?? ?? ?? ?? ?? ?? x ??
————————————–
The Ministry of Gender Equality and Family (MOGEF), ROK in cooperation with the National Council of Youth Organization in Korea (NCYOK) and the AUN Secretariat is going to organize the ASEAN-Korea Youth Summit on 25-27 November 2020 via an online platform. (AUN) Secretariat aim to bring together 110 student representatives from 10 ASEAN Member States and the Republic of Korea to discuss the policies, mechanisms, and instruments of ASEAN-Korea cooperation, including the implementation of the ROK’s New Southern Policy in the three dimensions; People, Peace, Prosperity. 
Timeline:
⏩ Pre-summit activities: 23, 24/11/2020
⏩ The official program: 25-27/11/2020
 
? Venue: Viet Nam National University, Hanoi (from 23 to 27/11/2020)
? Support from Organizer: accommodation, meals, transportation and related equipment during the program.
? For more information: shorturl.at/cqOZ3
? Application package:
– Short-term program application form shorturl.at/dhlJ6
– Application form for the summit shorturl.at/cqOZ3
– A copy of passport
? Deadline: 10AM, 5/10/2020
STUDENT EXCHANGE PROGRAM IN SPRING SEMESTER AT HANKUK UNIVERSITY OF FOREIGN STUDIES (HUFS), KOREA

STUDENT EXCHANGE PROGRAM IN SPRING SEMESTER AT HANKUK UNIVERSITY OF FOREIGN STUDIES (HUFS), KOREA

International University – VNU-HCM would like to announce the spring 2021 exchange program at Hankuk University of Foreign Studies (HUFS), Korea for students with the following information:

  1. Duration: March 1 – June 19, 2021
  2. Number of available slots: maximum 03 slots
  3. Support from the program:
  • 30% discount on Korean language course fees;
  • Buddy and Cultural Exchange Program;
  • Opportunity to receive Foreign Language Peer Tutoring Scholarship.
  1. Eligibility: Undergraduate students who have completed at least 1 semester;
  2. Registration documents:
  • Application form: https://goo.gl/EhQHoK;
  • 02 academic transcripts (01 scale 100 and 01 scale 4);
  • CV / Resumé;
  • Motivational letter (Self introduction and study plan);
  • Copy of English / Korean certificate (if any);
  • Recommendation letter (optional);
  • Copy of passport information page (no need to notarize);
  • 02 3×4 photos with white background;
  • 01 registration form to stay in dormitory (if needed) – receive form at A2.604;
  • 01 Health certificate certified by the doctor (only applicable to students registered to stay in dormitory) – receive form at A2.604;
  1. For more information: http://international.hufs.ac.kr/
  2. Deadline for registration: send registration documents to International Student Services Center (A2.604) before October 5, 2020

In Sydney, Australia – Khai Nguyen – Spring Exchange Sem of AY 2019-2020

Xin chào các bạn, mình tên là Nguyễn Hưng Quang Khải, sinh viên K18 ngành Toán Ứng Dụng. Mình vừa hoàn thành xong chương trình trao đổi sinh viên 1 học kỳ ở University Technology of Sydney (UTS). Trong bài viết này mình xin chia sẻ cho các bạn về chương trình trao đổi sinh viên ISEP và một số cảm nhận của mình tại Sydney, Úc.

  • Về chương trình ISEP

Đây là chương trình trao đổi sinh viên thông qua tổ chức ISEP, các bạn sẽ có nhiều cơ hội chọn học trao đổi tại các trường ở châu Mỹ, châu Úc và châu Âu trong vòng 1 hoặc tối đa là 2 học kì.

Để tham gia chương trình ISEP, mình đã đóng một khoản tiền cho IU, sau đó nhận được một khoản tiền rủng rỉnh cho ăn ở và sinh hoạt tại Úc. Sau 4 tháng học trao đổi, khoản tiền ấy cũng còn dư kha khá để mình mua quà cho người thân và đi du lịch khắp Sydney.

Các khoản ISEP chi trả cho cuộc sống của mình tại Úc gồm: chi phí ăn ở, sinh hoạt, khoản chi phí này lớn hơn nhiều so với số tiền mình đóng cho IU. Ngoài ra, IU là một trong số ít những trường tại Việt Nam là thành viên của tổ chức này. Do đó, đây là đặc quyền đặc lợi của các bạn IU-er đăng kí tham gia chương trình ISEP.

Một số giấy tờ bạn cần chuẩn bị nếu như có nguyện vọng apply gồm:

  • Application Form;
  • Bảng điểm thang 4 và 10;
  • 2 Thư giới thiệu của thầy cô trong Khoa/Bộ môn;
  • Motivational Letter;
  • Chứng chỉ IELTS;
  • Passport
  • Về cuộc sống ở Úc

Mình sang Úc vào cuối tháng 2/2020. Cảm nhận đầu tiên của mình về nước Úc là từ các toà nhà đến đường xá, cơ sở vật chất, tất cả đều quá hoành tráng. Mình cảm thấy khá bỡ ngỡ và choáng ngợp trong những ngày đầu tiên. Tuy nhiên, con người ở đây thì mình phải nói là cực kì nice. Khi bạn cần gì giúp đỡ, họ luôn tìm cách giúp bạn một cách chu đáo nhất, thậm chí đôi khi mình còn ngại vì sự tốt bụng của con người nơi đây.

Mình được xếp ở kí túc xá của UTS,chung phòng với các 5 bạn khác: 2 bạn Denmark,1 bạn Singapore,1 bạn Malaysia và 1 bạn Sweden. Trong 6 người, mình là nhỏ tuổi nhất nên được các bạn trong phòng thường xuyên hỏi thăm và trò chuyện. Chỉ sau 1 tuần mình đã hoà nhập được cuộc sống ở đây. Thỉnh thoảng, tụi mình còn cùng nhau tổ chức các chuyến “đi phượt”, thăm thú khắp các địa danh nổi tiếng ở khắp Sydney như Opera House, National Park, Bondai Beach,..

Có vô vàn những kỉ niệm ở Úc mà mình không bao giờ quên, một trong số đó là về… chuyện ăn uống. Khi mới qua Sydney, các bạn trong phòng đều khá “sốc” khi biết mình không biết nấu ăn và chẳng bao giờ tự lăn vào bếp. Thế là 5 người họ thay phiên nhau, phân công mỗi ngày mỗi người dẫn mình ra chợ mua miếng thịt, lựa chút rau và chỉ cho mình cách nấu nướng. Thế là sau 1 tuần, mình bỗng dưng biến thành master chef được đào tạo “thuần thục” 7749 món khác nhau, Á Âu đầy đủ cả.

Đây là minh chứng sống động nhất để nói rằng các bạn sẽ không bị lạc lõng khi sang nước ngoài đâu mà ngược lại, các bạn sẽ nhận được sự quan tâm,giúp đỡ nhiệt tình đến từ những người xung quanh.

Việc sống ở Sydney, nói chuyện với những con người nơi đây, đã cho mình thêm nhiều vốn sống quý báu, mở rộng cho mình thêm những góc nhìn đa chiều, rất đời, rất bình dị về thế giới xung quanh. Đây có lẽ là những trải nghiệm đáng quý nhất mà mình nhận được trong cả chuyến phiêu lưu thú vị này.

  • Về việc học tại Úc

Mình cũng là một trong số những SV IU đi trao đổi vào dợt dịch Vocid-19, do đó, mình chỉ học trực tiếp tại trường trong 3 tuần, sau đó là học online ở nhà. Theo góc nhìn chủ quan của mình thì phong cách giảng dạy, cũng như bài tập khá giống với phong cách học ở IU. Do đó mình cũng không có gì là quá bỡ ngỡ. Mình nghĩ rằng nếu các bạn siêng năng, chịu khó bỏ thời gian nghiên cứu bài vở, thì học ở đâu cũng như nhau.

University of Technology Sydney cũng tổ chức các workshop về khởi nghiệp, hướng nghiệp, rất thực tế và bổ ích. Trường cũng có 1 hệ thống thư viện khá hoành tráng, nhiều lúc mình chỉ muốn nằm ở thư viện đọc sách vì không gian ở đó khá yên tĩnh và hiện đại

Qua chuyến đi trao đổi ở xứ sở chuột túi này, mình nhận ra rằng, mình không hề cô đơn lạc lõng ở xứ người! Luôn luôn có các anh chị ở IU và bạn bè dõi theo, quan tâm và hỗ trợ. Vì thế các bạn hãy mạnh mẽ vượt qua vùng an toàn của bản thân để khám phá những giới hạn, khám phá những điều mới mẻ, tươi đẹp trên khắp thế giới. Từ đó, chúng ta sẽ có thêm vốn sống và sự tự tin để dựng nghiệp lớn sau này

Hi vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều bổ ích cho các bạn ở IU muốn có cơ hội trải nghiệm học tập và sinh sống ngắn hạn ở nước ngoài :)))

 

 

 

Call for Application: AUN-KU Winter Seminar on Human Security Development and Energy Science 2021

Call for Application: AUN-KU Winter Seminar on Human Security Development and Energy Science 2021

International University – Viet Nam National University Ho Chi Minh City would like to invite IU undergraduate students to participate in the workshopAUN-KU Winter Seminar on Human Security Development and Energy Science” co-organized by the Graduate School of Energy Science (GSES) of Kyoto University and the ASEAN University Network-Kyoto University Student Mobility Program toward Human Security Development. The details are as follows:

1. Date & Venue
11-23 January 2021, Kyoto University, Japan (Due to the spread of coronavirus infection, it is likely to be held online)
 
2. Criteria and eligibility
  1. Undergraduate students from AUN member universities 
  2. Students in all fields are welcome
  3. The number to be admitted: 25 students 
3. Costs (Only applicable for the physical event only. If the event is held online the participation fee and other expenses will not be collected)
  1. Participation fee: JPY 10,000 This fee includes field studies, and other necessary expenses during the seminar. All participants should pay this fee in cash in JPY on the first day of the seminar.
  2. Participants are also required to organise and pay the following costs:
    • A round-trip flight ticket 
    • Travel expenses between the airport (e.g. Kansai International Airport, Osaka International Airport (Itami)) and Kyoto. 
    • Fees related to visa applications 
    • Travel insurance 
    • Cost of meals
  3. Kyoto University will reserve a hotel for all participants. (Accommodation costs are covered by the programme)
4. Scholarship (If the event is held online, the scholarship will not be given)
The 15 applicants as selected by the programme committee will be eligible for a scholarship from JASSO (Japan Student Services Organization). The amount of this scholarship is JPY 80,000 per person (tentative).
 
Please find further information at: shorturl.at/oNWZ6 
 
5. Application Package:
? Short-term application form: shorturl.at/krAVW
? Copy of passport
? Transcript of Record
? CV
? Required documents of Organizer: shorturl.at/oNWZ6
 
6. Deadline: Application package sent to ISSC (Room A2.604) by 11 September 2020 

In Reutlingen, Germany – Tu Tran – Spring Exchange Sem of AY 2016-2017

Trần Minh Tú là một trong những IU-SEaSAP Aluimni sáng giá nhất của chương trình. Với những trải nghiệm và chia sẻ của bạn, IU-SEaSAP tin chắc rằng các bạn IU-ers sẽ được truyền thêm cảm hứng và “lửa” để tham gia một kỳ trao đổi sinh viên tại nước ngoài. 

Background: 

  • Đã tham gia chương trình trao đổi sinh viên tại ESB School of Business – Reutlingen University, Đức trong học kỳ II năm học 2016-2017 với học bổng trị giá 4,000 EUR cấp bởi đại diện quỹ TL Stiftung. Trong thời gian học trao đổi, Minh Tú đã đi du lịch và khám phá hơn 20 quốc gia ở châu Âu.
  • Hiện tại đang làm việc tại vị trí Strategy Analyst văn phòng CEO cho ngân hàng Barclays Bank Kenya (hiện là Absa Bank Kenya), top 4 ngân hàng Kenya (1 trong 3 thương hiệu ngân hàng nhượng quyền lớn nhất Anh Quốc).

Những thành tích khác:

  • Học bổng Mobifone 2018
  • Á quân quốc gia Hult Prize 2018, đại diện VN tham gia vòng khu vực tại Thượng Hải
  • Quán quân quốc gia P&G CEO Challenge 2017, đại diện VN tham gia vòng khu vực tại Singapore
  • SV 5 tốt cấp ĐHQG 2016
  • Học bổng Pony Chung 2016
  • Giấy khen Thành đoàn chiến dịch Mùa Hè Xanh 2016
  • Đại biểu VN chương trình giao lưu tại Nhật JENESYS 2016 chủ đề Hòa bình
  • Đại sứ Greenmate xuất sắc Lock&Lock 2016

1. Tham gia trao đổi sinh viên tại Đức và có trải nghiệm đi du lịch khám phá hơn 20 quốc gia châu Âu, Tú có thể kể về những điều nhớ nhất trong lần đi trao đổi này cũng như những ấn tượng mạnh nhất của mình với những đất nước đã đi qua?

Có thể nói châu Âu là điểm đến mơ ước của hầu hết mọi người, và mình cảm thấy mình may mắn khi được đặt chân đến rất nhiều địa danh ở châu lục này khi còn rất trẻ. Khác với trải nghiệm du lịch hay du học, bản thân không hẳn là một “du học sinh”, không rành sinh ngữ bản địa, lại chẳng phải một du khách chính hiệu, không chỉ ở đây dăm bữa nửa tháng, nên trải nghiệm của bản thân mình cũng như các bạn sinh viên trao đổi khác cũng đặc biệt hơn hẳn. Nhớ nhất phải kể đến những buổi giao lưu văn hoá đa quốc gia tự phát ở ký túc xá, ở khuôn viên trường, thậm chí ở bất kỳ thành phố nào mình đặt chân đến. Mình và các bạn cùng nấu ăn, giới thiệu với nhau về văn hoá từng nước, từ những vấn đề hàn lâm vĩ mô cho đến những cái khác biệt nhỏ nhặt như… văn hoá hẹn hò Á Đông và Tây Phương khác nhau thế nào. Các món ăn chỉ để xíu tiêu đã làm xé lưỡi mấy bạn Đức, hay bao nhiêu chai rượu cũng không làm say mấy bạn Ba Lan là những kỷ niệm không thể quên trong những lần hội ngộ ấy mà không biết chừng sau này chưa chắc có thể tái hợp.

Đặc sản của châu Âu là đa văn hoá, và khác với du khách chỉ hưởng thụ những nét đẹp ngoại cảnh và rồi nhanh chóng về lại thực tại, ở vị trí một sinh viên trao đổi, mình có đủ thời gian để ôm trọn bầu trời đa văn hoá ấy, đắm chìm trong bao nhiêu thông tin, ẩm thực, phong tục mới gần như mỗi ngày. Tuy nhiên, cùng với những niềm vui bất tận là vài phút giây lần đầu cầm trong tay số tiền học bổng lớn, phải tự tìm cách xoay sở và tạo ra những trải nghiệm tuyệt nhất cho bản thân để bõ công đặt chân đến khu vực liên minh cho phép mình di chuyển khắp hơn 20 quốc gia này, và để không phụ lòng những cá nhân và tổ chức đã tin tưởng, hỗ trợ mình đạt được giấc mơ này. 

2. Không chỉ vậy, Tú còn có thành tích cá nhân rất ấn tượng khi đang là sinh viên IU, Tú chia sẻ về cách thức mình phân bổ thời gian cho việc học và tham gia phong trào như thế nào để thật hợp lý?

Mình nghĩ dù là việc học hay các hoạt động ngoại khoá, nếu đủ động lực và đam mê, mình sẽ tự tìm được cách cân bằng hợp lý. Cũng như mình thương ai đó rất nhiều thì dù có bận đến mấy cũng không thể thiếu thời gian dành cho người ấy được vậy. Khi tìm được những điểm mình thích trong các môn học và các hoạt động mình tham gia, hay bất kỳ khoản nào trong chính cuộc sống cá nhân, mình sẽ trích được thời gian dành cho những việc ấy. Thế nhưng thực tế ai cũng có một lượng thời gian như nhau mỗi ngày, nên mình sẽ cân nhắc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những việc mình muốn làm. Không ôm đồm, biết uỷ thác việc đúng người vào đúng thời điểm, và học cách từ chối khi phỏng đoán rằng mình khó có thể hỗ trợ hay hoàn thành công việc giúp ai đó khi bản thân vẫn còn nhiều trách nhiệm. Đó là những bài học tuy nghe có vẻ sách vở nhưng để làm chủ được thì mất khá nhiều thời gian để mình trui rèn. Và khi đã ưu tiên được những gì thật sự quan trọng thì không phải đắn đo liệu mình có đủ thời gian không nữa. Mọi thứ sẽ tự thu xếp khi mình đủ bản lĩnh quyết định toàn tâm toàn sức vào điều gì. Lúc còn đi học, mình luôn có những nhóm bạn hỗ trợ nhau trong việc học lẫn tham gia câu lạc bộ hay cuộc thi, thậm chí là với những vấn đề cảm xúc cá nhân. Thế nên việc chọn đúng bạn để nâng đỡ nhau và luôn sẵn sàng vì nhau cũng là một điều đáng quý để giúp mình san sẻ bớt khối lượng công việc.

3. Tú có điều gì tiếc nuối vì mình chưa làm được không? Nếu được quay trở lại thời sinh viên ở IU, Tú sẽ sửa sai điều gì?

Dù khá viên mãn với những quyết định của bản thân trong quá khứ nhưng mình cũng không tránh khỏi ít điều tiếc nuối nhất định. Một trong số đó có thể kể đến việc bản thân chưa đủ can đảm để đi xa hơn ra khỏi vòng an toàn của mình. Đã có những cơ hội mình chưa dám thử sức. Đã có những cuộc vui cùng bạn bè mình buộc phải khước từ. Đã có những kỷ niệm lẽ ra rất đáng nhớ cùng bạn bè mình trót lỡ đánh rơi vì nhiều trách nhiệm khác níu chân mình lại. Và đã có những giây phút chưa dám sống trọn cho điều mình tin. Thế nên nếu được sửa sai, mình nghĩ mình sẽ  trân trọng mà sống trọn vẹn hơn cho từng giây phút trôi qua ở thời đại học đáng nhớ ấy. Có thể nói thay vì sửa chữa sai lầm thì mình lại đang thực hiện cam kết này của bản thân với cuộc sống hiện tại, xem mỗi trải nghiệm hôm nay như một hơi thở, luôn cần thiết và đáng trân trọng như nhau. Tuy nhiên hiện tại những xúc cảm của thời sinh viên vẫn vẹn nguyên, được mình gìn giữ và trân quý.

4. Là một người mê dịch chuyển, Tú có chia sẻ bí quyết làm sao để sống sót ở những vùng đất mới?

Điều này mình nghĩ sẽ đến từ phía bản thân người trải nghiệm nhiều hơn, bao gồm hai yếu tố, cam kết hiểu rõ chính mình và can đảm đề nghị sự hỗ trợ. Không chỉ hiểu về những điều mình thích hay cảm thấy thoải mái, còn nên hiểu điều gì khiến mình bức bối, bất an. Từ đó bản thân sẽ định hình được mình phù hợp với những hoạt động hay phong tục tập quán mang tính hoà nhập như thế nào. Và mỗi cá thể luôn không hề muốn hoà tan, sẽ có những trải nghiệm không phù hợp với bản thân, mình hiểu rằng từ chối không nên bị đánh đồng với thiếu tôn trọng. Và nhờ hiểu bản thân mà mình sẽ dễ truyền đạt và giao tiếp với mọi người mong muốn thực nhất, nhu cầu chính xác nhất để họ hỗ trợ. Càng quan trọng hơn là hãy đừng do dự nhận lấy sự giúp đỡ, vì rồi mình sẽ lại giúp đỡ người khác, dù là những sự giúp đỡ hữu hình hay về mặt cảm xúc đều đáng được cân nhắc như nhau. Đôi khi sẽ có những lời khuyên hãy cố mở lòng để hoà nhập, mình lại nghĩ, mình cứ sống thật nhất với bản thân, và những người thật lòng thương mình rồi sẽ đến, và mình đã nhận được rất nhiều yêu thương từ điều đấy. Do vậy, mình lại càng tin vào việc tôn trọng sự thoải mái của bản thân trước đã, và những người thật tâm với mình sẽ vẫn lựa chọn ở lại cùng mình mà thôi, dù cho chúng ta có khác biệt về ngôn ngữ hay màu da, có hiểu rõ mấy câu tiếng Anh hay tiếng địa phương chèn ít tiếng Anh gắng gượng, thì sự tử tế vẫn cân được mọi khó khăn./.