by dkphung | Mar 5, 2021 | IU-SEaSAP Alumni Travel Blog, News
Xin chào! Mình là Lê Thị Kim Hằng, sinh viên năm 3 ngành Marketing, Khoa Quản trị Kinh doanh. Đây là lần đầu tiên mình học chương trình được tổ chức online, vì lí do gì thì chắc mọi người cũng biết rồi ha. COVID-19 khiến nhiều dự định đi trao đổi sinh viên của chúng ta bị đình trễ quá, nhưng may mắn thay, MCI Winter Program năm nay – chương trình mình mong chờ nhất năm đã được tổ chức online.
Các bạn có thể đọc qua bài Review của mình để chọn học các khóa học Online của các trường, vừa học được thêm kiến thức, vừa nhận được Certificate/Transcript nha!
——————-
* Quá trình đăng ký:
Lúc mình biết thông tin về chương trình, điểm đặc biệt khiến mình chú ý nhất là MCI Management Center Innsbruck cho phép sinh viên IU tham gia miễn phí khóa học vì là đối tác của trường ĐHQT, nên mình không ngần ngại mà apply ngay và luôn. Ngoài ra, 2 khoá học về Digital Marketing và Digital Entrepreneurship cũng rất phù hợp với SV BA như mình nữa.
Hồ sơ đăng ký thì vô cùng đơn giản, gồm : (1) Bảng điểm request tại Phòng Đào tạo ĐH (A2.708), (2) Form đăng ký tham gia chương trình ngắn hạn https://tinyurl.com/y36337sz và (3) CV là đã hoàn thành rồi.
Lúc nhận được thời khoá biểu tham gia chương trình, thấy khung thời gian là khoảng Tết, mình cũng có hơi lo lắng vì không biết mình có vì ăn Tết mà quên học không, nhưng mà thực tế thì 2 courses mình đăng ký bắt đầu học vào mùng 5 Tết nên cũng coi như không ảnh hưởng đến sự ăn chơi Tết của mình.
* Quá trình học:
Sau khi đăng ký thành công, MCI có liên hệ với mình qua Outlook (email MSSV của trường cấp) và Email cá nhân. Trường gửi mình tài khoản để tham gia vào trang web của trường. Trang web đó theo mình thì giống với Blackboard của IU vậy, giáo viên sẽ đăng video giảng bài, bài tập và điểm lên.
Về môn Digital Marketing (DM), môn này trường sắp xếp cho 04 giảng viên dạy mình 10 chủ đề về DM trong 10 bài dạy, mỗi bài tầm 4-5 videos giảng bài, 1 vài video youtube tham khảo và 1 vài bài báo, report để đọc. Cuối mỗi bài sẽ có 1 bài kiểm tra lấy điểm, và yêu cầu đạt 60% là pass. Mình đánh giá môn này tầm 7/10, vì theo mình có 1 vài giáo viên dạy khá hay, đưa ra những ví dụ thực tế và kiến thức khá mới vì mình chưa tìm hiểu DM bao giờ =)). Nhưng 3 điểm còn lại bị rớt là do có vài thầy giọng hơi khó nghe, hơi đặc và giảng cũng hơi khó hiểu nữa, làm mình hơi khó khăn để hiểu được bài hôm đó :((
Còn môn Digital Entrepreneurship (DE) là mình chấm 9.5/10 luôn. Thầy dạy mình nói tiếng Anh siêu hay, giảng bài siêu kỹ và còn nhiệt tình nữa. Thầy có tổ chức 1 buổi meeting với thầy hàng ngày lúc 10pm (10h đêm Việt Nam) để thảo luận với thầy những điều mình thắc mắc về bài final project và bài học, và có lúc mình không hiểu project của mình lắm, mình đã hỏi thì thầy hoan nghênh vô cùng mà còn trả lời rất là tỉ mỉ trong 1 sự kiên nhẫn đáng yêu. DE thì không như DM, mỗi ngày thầy sẽ đăng 1 lecture gồm 4-5 videos á, sau mỗi video sẽ là 1 phần discussion forum mà tụi mình được yêu cầu giải quyết vấn đề của startup idea của tụi mình như video đã dạy (nên làm mình áp dụng được điều mình học ngay và luôn). Course này mở hơi gấp, có khoảng 5 ngày thôi mà tụi mình phải làm khá nhiều discussion forum questions và phải làm 1 final investment pitch về 1 startup idea của tụi mình. Thầy chấm điểm thì thôi siêu dễ, đó cũng là 0.5 điểm trừ mình dành cho thầy, vì mình không biết thầy có chấm điểm bài của mình thật không nữa =(
*Kết thúc:
Sau khi tham gia 2 course này, mình nhận ra mình có nhiều điều cần học hỏi về digital và môi trường giáo dục nước ngoài đúng là đem đến nhiều thứ mới mẻ, khác với ở Việt Nam và IU. Mình cũng thấy may mắn vì chương trình đã tổ chức online (vì nếu tổ chức offline ở Áo chưa chắc mình đã tham gia được). Bởi vậy mới nói, dù Covid làm hạn chế nhiều chuyến đi còn dang dở, nhưng thật may vì Internet đã đem đến nhiều cơ hội khác cho mình được tham gia chương trình này ^^
by dkphung | Oct 9, 2020 | IU-SEaSAP Alumni Travel Blog, News
Nguyễn Thị Ngân Hà – sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, là một trong những Alumni xuất sắc của IU-SEaSAP khi 2 lần đi trao đổi tại Đức tại 2 trường khác nhau và nhận được Học bổng trao đổi STIBET tại Munich University of Applied Sciences trị giá $3412!
Vậy cần chuẩn bị những gì để apply học bổng và tận hưởng một kỳ trao đổi trong mơ tại nước ngoài? Hãy cùng nghiền ngẫm bài sharing kinh nghiệm hết sức chi tiết của Ngân Hà nhoa <3
I.CHUẨN BỊ HỒ SƠ:
Chương trình TĐSV dành cho tất cả IU-ers đủ các điều kiện về học thuật (xem tại đây: shorturl.at/bdjn3), bạn có thể đi trao đổi tối đa 02 học kỳ tại các trường ĐH ở nước ngoài. Đây là “vòng gửi xe” nhưng cũng rất quan trọng đối với các bạn apply học bổng TĐSV.
Hồ sơ gồm:
- Application Form tại https://goo.gl/EhQHoK;
- Bảng điểm (hệ 100 và hệ 4), request tại Phòng Đào tạo Đại học A2.708;
- Motivation letter;
- CV;
- Chứng chỉ tiếng Anh (nếu có);
- Bản sao trang thông tin passport;
- Recommendation letter (nếu có)
Nếu bạn muốn có học bổng ngay từ đầu, hãy tìm hiểu thật kỹ về học bổng đó và nói rõ để anh/chị tiếp nhận hồ sơ apply của bạn tại ISSC có thể biết và hỗ trợ.
Ba thứ quan trọng nhất để xét học bổng: (1) Bảng điểm (min là 75/100 – nên cố gắng học tập để có điểm cao); (2) CV; (3) Motivation letter.
CV và Motivation letter cần được chăm chút cẩn thận. Trong đó:
- CV nên có những kinh nghiệm cũng như chứng nhận quá trình bạn học tại IU, sở thích của bạn. Bạn nên tự tạo format riêng cho mình để tạo sự khác biệt, đừng lấy các mẫu có sẵn trên mạng;
- Motivation letter: viết thực những gì bạn có, điều thầy cô MUAS cần biết là:
+ Giới thiệu về bản thân bạn
+ Bạn đã làm được gì ở IU, kinh nghiệm bạn có
+ Lý do vì sao bạn chọn MUAS
+ Lý do xin học bổng – vấn đề tài chính
+ Kế hoạch học tập của bạn tại MUAS và điều bạn mong muốn đạt được khi học tại MUAS
+ Sau khi quay lại IU bạn sẽ làm gì cho cả 2 trường IU và MUAS
Điều quan trọng nhất là bạn phải viết thực, có thể có chút hoa mỹ nhưng đừng làm quá vấn đề, vì điều thầy cô cần biết chỉ là lý do tại sao thầy cô phải hỗ trợ trong suốt quá trình bạn đi trao đổi. Bạn có thể tham khảo các motivation letter trên mạng để tham khảo cách viết thư như thế nào cho chỉnh chu và chính xác – tránh sao chép trên mạng vì chắc chắn thầy cô đọc sẽ biết ngay. Bạn có thể hỏi thêm những anh/chị đã có học bổng cách viết thu hút nhất.
Trường MUAS – quỹ học bổng STIBET – việc cho học bổng tùy thuộc vào năm đó quỹ có đủ để tài trợ cho các bạn – nên không phải lúc nào có học bổng. Số lượng cũng không quá nhiều và thường tầm 2000 – 2500 euro/ 5 tháng.
II. QUÁ TRÌNH APPLY ONLINE
Chuẩn bị các file sau dạng .pdf hoặc .jpg để apply online trên website của trường MUAS – chú ý các thông tin này phải hoàn toàn bằng tiếng anh/ đức, cần cẩn thận trong lúc để tên file:
- Bản sao trang thông tin passport (pdf);
- Ảnh thẻ (đẹp vì làm thẻ sinh viên sau này – nhưng cũng formal);
- Chứng chỉ tiếng Đức (nếu có) (pdf);
- Chứng chỉ tiếng Anh/ chứng nhận học bằng tiếng anh (pdf)
- Bảng điểm (thang điểm 100 hoặc 4.0 đều được) (pdf)
- Application form online – bạn chủ yếu điền thông tin của mình.
Về phần chọn Department – đồng nghĩa tương đương với việc chọn môn học cho học kỳ tiếp theo của bạn: https://www.hm.edu/courses_in_english/
Thường tại thời điểm apply, các trường vẫn chưa có danh sách môn cho học kỳ tiếp theo – nên bạn cần tham khảo của những học kỳ trước. Bạn nên đọc description của từng môn để tham khảo lựa chọn.
Có những điểm cần lưu ý – lúc bạn chọn môn sẽ có phần CATEGORY
– Vd: bạn chọn Department 9 (Dep. 9)
+ Red: chỉ dành cho sinh viên của Dep. 9
+ Yellow: có thể cho các sinh viên khoa khác đăng ký học – tuy nhiên sẽ ưu tiên cho Dep. 9
+ Green: các sinh viên đều có thể đăng ký
(Sau này bạn sẽ phải đăng ký lại online trên website của trường – và sẽ có Lottery)
Accommodation – Vì trường MUAS có số lượng sinh viên khá là lớn nhưng KTX lại thuộc quản lý của Studentenwerk Muenchen (Hội SV Munich) – số lượng phòng dành cho sinh viên MUAS không nhiều, nên để có được phòng thì bắt buộc phải quay xổ số. Bạn sẽ phải chuẩn bị lí do tại sao bạn muốn tham gia Lottery.
Sau khi hoàn tất đơn online, bạn in ra, ký tên và đến International Student Service Center (ISSC – A2.604) để ký xác nhận rồi scan và gửi mail lại theo địa chỉ mail họ cung cấp cho bạn (viết thư formal nhé!).
III. MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG
Vì học bổng TĐSV của MUAS vào khoảng 2000 – 2500 euro, nên bạn cần có một tài khoản khóa của một ngân hàng tại Đức cùng số tiền còn thiếu để chứng minh tài chính – tùy từng năm – Vd: năm 2018, tài khoản khóa cho 6 tháng là 4410 euro, trường MUAS đã cho 2000 euro, bạn cần để trong tài khoản là 2410 euro. Chủ yếu có 2 ngân hàng là Deutsch Bank và Vietinbank:
- Deutsch Bank: Thủ tục mở một tài khoản khá rắc rối lúc đầu nhưng mình nghe nói sang Đức thì dễ dàng mở tài khoản phong tỏa hơn, bạn nên tham khảo trên các group Sinh viên tại Đức/ tại châu Âu/ tại Munich.
https://www.facebook.com/groups/SinhVienDuc/ (Hội SV VN tại Đức)
https://www.facebook.com/groups/VNEU2011/ (Hội SV VN tại Châu Âu)
https://www.facebook.com/groups/svvnmuenchen/ (Hội người Việt tại Munich)
- Vietinbank có thủ tục mở một tài khoản sẽ nhanh hơn nhưng sau này phải đợi làm thủ tục activate tài khoản này cũng khá rắc rối. Thủ tục activate tài khoản cần có:
+ Bạn cần mail cho cô Veronika tại MUAS (hoặc cô Coordinator của bạn), nhờ cô viết một lá thư chứng minh là trường sẽ cấp cho bạn 2000 euro/ 5 tháng (ghi rõ là cung cấp học bổng từ tháng 10 – tháng 2 hoặc tháng 4 – tháng 8 và nên làm ở chi nhánh ở Hàm Nghi, vì có một số chi nhánh khác họ lại không chấp nhận lá thư này! Mình không biết có thay đổi gì không, bạn nên đi hỏi trước cho chắc chắn, vì đợt mình làm là ở chi nhánh 7 và họ không đồng ý lá thư của cô Veronika.
+ Hộ chiếu;
+ Acceptance letter từ MUAS;
+ Quyết định cho phép bạn tham gia chương trình TĐSV của trường ĐHQT
Theo Hà biết còn một tài khoản online nữa, nhanh và thuận tiện hơn nhưng Hà không kiếm được, bạn nên hỏi các group sẽ tốt hơn.
IV. HỒ SƠ XIN VISA
Khi đã có thông tin xác nhận bạn đủ điều kiện đi trao đổi, bạn nên tranh thủ book lịch xin visa trên website của LSQ – nếu các lịch đã bị book hết, bạn có thể gọi điện cho LSQ hoặc viết email nhờ họ xếp lịch cho bạn. Hồ sơ bao gồm:
- Hộ chiếu + 2 bản photo – có công chứng.
- 02 – 03 ảnh hộ chiếu (3.5×4.5)
- Acceptance letter + 2 bản photo
- Quyết định cho phép bạn tham gia chương trình TĐSV của trường ĐHQT + 2 bản photo
- Giấy xác nhận học bổng (Offer Letter) + 2 bản photo
- Giấy chứng nhận bản đã mở tài khoản phong tỏa + 2 bản photo
- Đơn xin visa + bản cam kết tuân thủ luật lưu trú tại Đức (3 bản) – tải trên website của LSQ Đức.
- Phí visa (tiền mặt)
- Bảo hiểm – khi bạn lên nhận lại hộ chiếu, họ sẽ yêu cầu bạn đưa giấy tờ đã mua bảo hiểm tại Đức (Hà mua bảo hiểm của Mawista dành cho sinh viên, bạn có thể search trên website và nhắn tin hỏi họ, họ trả lời rất nhanh)
V.TRƯỚC CHUYẾN HÀNH TRÌNH
- Tiền Semester Contribution cho MUAS (bắt buộc)
Bạn bắt buộc phải mail cho cô Veronika nhờ cô viết 1 giấy chứng nhận trường yêu cầu bạn gửi tiền qua tài khoản của trường. Sau đó bạn ra Vietinbank và chuyển khoản qua tài khoản là được.
Nếu bạn được Hội SV Munich cung cấp chỗ ở, bạn sẽ phải cung cấp thông tin tài khoản khóa tại Đức cho họ + một số giấy tờ khác. Chú ý Deadline! Nếu bạn nộp trễ giấy tờ hoặc tới nhận phòng trễ hơn thời gian quy định (thường 7 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên trong hợp đồng) thì sẽ không có phòng!
Nếu bạn không được cung cấp phòng, bạn nên search trên các group trên FB: Hội Sinh viên Việt Nam tại Đức, Hội Sinh viên tại Muenchen hoặc Munich International Friends. Trường MUAS sẽ cung cấp địa chỉ link group trên FB cho sinh viên trao đổi và thường post cái bài viết về nhà ở bạn có thể tham khảo.
Hồ sơ cần có:
+ 03 – 04 bản photo công chứng hộ chiếu
+ Acceptance letter
+ Quyết định cho phép bạn tham gia chương trình TĐSV của trường ĐHQT Bảo hiểm
+ Ảnh thẻ (2×3, 3×4, 4×6) (chụp ảnh ở đây khá mắc và không đẹp)
+ Giấy chứng nhận bạn đã đóng tiền Semester Contribution
+ Giấy chứng minh tài chính
+ Giấy xác nhận học bổng
- Những vật dụng nên mang theo
+ Áo ấm (1 cái), mang nhiều loại từ VN sẽ không đủ ấm, nặng hành lý và có thể không hợp mốt ở Tây.
+ Áo giữ nhiệt.
+ Vớ cho mùa đông
+ Legging giữ ấm
+ Dù
+ Mì gói (Vì ở Đức thông thường 40cents/gói, tương đương 10k)
+ Tiền mặt: Vì bạn sẽ mất một thời gian khá dài dể có thể mở tài khoản phong tỏa cũng như đợi tiền học bổng, bạn nên cầm ít nhất 1500EUR tiền mặt để sống trong tháng đầu tiên: – tiền deposit nhà ở, tiền phòng tháng đầu tiên, tiền semester ticket và phí sinh hoạt + tiền đi lại.
VI. THỦ TỤC CẦN LÀM KHI TỚI MUNICH
- KTX:
Nếu bạn được ở trong KTX, bạn cần phải đến sớm để nhận chìa khóa, địa điểm lấy chìa khóa sẽ được báo trong mail Hochschule München ServicePaket – chú ý thời gian mở cửa (thường từ 9 a.m tới 12 a.m) và sau 1 – 2 ngày đầu của tháng đầu tiên trong hợp đồng, hội sinh viên Munich sẽ gửi mail về giấy xác nhận họ đồng ý cho bạn ở ktx “Your landlord confirmation”, bạn phải in ra để Đăng ký tạm trú. Service Packet của ktx bao gồm: 1 túi ngủ, 1 ly, 1 gối, 1 giường đơn, nệm và drap giường, KHÔNG có drap gối cũng như mền! Vì mỗi học kỳ thì địa điểm sẽ khác nhau, đồng nghĩa địa chỉ lấy chìa khóa cũng khác nhau, Hà không thể cung cấp cho các bạn địa chỉ chính xác cũng như hướng dẫn cách đi lại được, bạn phải đọc kỹ trong bản hợp đồng tên ktx và search địa chỉ trước. Họ cũng sẽ cung cấp cho bạn map transportation, bạn nên lưu lại trên điện thoại hoặc in màu dể dùng sau này.
- Đăng ký tạm trú tại Rathaus:
Book lịch hẹn online tại www.buergerbuero- muenchen.de hoặc bạn có thể tới sớm để lấy số, có rất nhiều địa chỉ KRV, bạn có thể tìm địa chỉ phù hợp với bạn nhất (cầm theo passport, landlord confirmation, giấy tờ chứng nhận) – thủ tục làm rất nhanh. Sau khi hoàn tất, họ sẽ đưa bạn tờ giấy xác nhận bạn đã đăng ký tạm trú – bạn nên đi photo tờ giấy này ra 2 – 3 bản. Mã số thuế (Steuer nummer) sẽ được gửi cho bạn qua đường bưu điện sau 2 – 3 tuần – bạn cũng sẽ phải photo mã số thuế ra 2 – 3 bản để activate tài khoản phong tỏa sau này (PHẢI giữ mã số thuế cẩn thận nếu bạn có ý định quay lại Đức sau này)
- Mở tài khoản tại một ngân hàng khác ở Munich:
Hà mở cả 2 tài khoản ở N26 Bank (ngân hàng online) – bạn chỉ cần tải app N26 về, làm theo hướng dẫn, họ sẽ gửi mã code, bạn chỉ việc ra bưu điện gửi thư kèm những giấy tờ họ cần (miễn phí) và Sparkasse Munich (sinh viên dưới 25 tuổi sẽ miễn phí) – đối với Sparkasse Munich, bạn phải nhắn tin trên website cho họ để đặt lịch hẹn mở tài khoản, nếu bạn chỉ có thể nói tiếng anh thì nên báo họ trước, họ sẽ sắp xếp 1 tư vấn viên biết tiếng anh giúp bạn, bạn chỉ cần cung cấp khu vực bạn sống, họ sẽ tìm cho bạn địa chỉ gần bạn nhất. Cả hai ngân hàng chỉ cần bản photo hộ chiếu của bạn, giấy chứng nhận đăng ký tạm trú.
- Sim điện thoại:
Hà sử dụng sim của Aldi Talk (Hà mua tại siêu thị Aldi – đa phần sim ở Đức khi bạn muốn sử dụng, bạn phải làm theo hướng dẫn để gọi video call xác nhận, họ kiểm tra thông tin của bạn và activate tài khoản cho bạn, nếu không thì sẽ không xài được), sim ở Đức đều có mã pin, bạn cũng cần nhớ mã này vì mỗi lần khởi động lại máy, bạn đều cần nhập mã này vào, tốt nhất là giữ lại thông tin nhé, đừng làm mất! Bạn có thể mua những sim khác, bạn có thể tham khảo trên các group, tại Hà thấy sim Aldi rẻ nên mua thôi.
- Mua Semester ticket:
Vé transportation – gần 200 euro – tùy vào từng năm mà giá thay đổi: nhớ giữ kỹ hóa đơn, vì nếu bạn mất semester ticket mà vẫn giữ hóa đơn thì mua lại khoảng 6 euro (giá có thể thay đổi), còn nếu bạn làm mất cả 2 thì sẽ phải mua với giá 200 euro – semester ticket thường áp dụng từ tháng 10 (cho học kỳ mùa đông) và tháng 4 (cho học kỳ mùa hè).
- Transportation app:
Bạn nên tải các app sau về để search cách đi lại: MVG (app đi lại ở Munich), DB navigator (app đi lại ở Đức cũng như các nước lân cận), Flixbus (app đặt vé bus đi lại tại các nước trong châu Âu) và một số app khác tại các thành phố/ nước khác nhau. Nên search thông tin các app này trước khi đi.
VII. SỐNG TẠI MUNICH
- Orientation Day: bắt buộc,thông tin sẽ được viết chi tiết trong mail, bạn nên xem kỹ thông tin vì Orientation Day là ngày hoàn tất các thủ tục nhập học cũng như kết bạn trước khi vào học kỳ.
- Học tập: thầy cô rất hay cho làm bài tập nhóm, thuyết trình. Bạn nên cùng group với sinh viên bản địa vì người Đức đa số được biết là siêng năng và trách nhiệm. Ở HM, các bạn sẽ không có Midterm, điều này có thể làm IUer chúng ta hơi sốc; và Final examination thông thường sẽ chiếm khoảng 70-80% GPA của môn, nên việc tìm được một group tốt có vai trò rất quan trọng. Các bạn cố gắng note tất cả những gì có thể từ thầy, một số giáo sư sẽ không giảng bài trên lớp mà yêu cầu bạn xem video của thầy cũng như case study trước ở nhà, thì bạn nên lưu ý coi bài trước để lúc lên lớp giải case study với nhóm random thì sẽ không bị hoảng (các bạn chia sẻ rất nhiều, nên chọn lọc khi ghi chép lại). Nên tham gia các lớp tiếng Đức nhé, sẽ được gặp các bạn thuộc các Dep. khác nhau, tham gia thêm các buổi ngoại khóa của trường.
- Du lịch: pack đồ nhẹ thôi, plan trước các thông tin tàu xe, chỗ ở, đường đi, các chỗ muốn đi, các nguy hiểm về cướp giật, lừa gạt. CẨN THẬN HẾT SỨC NHÉ, ĐỪNG TIN AI CẢ! Cũng đừng tốt bụng quá nhé!
- Đời sống ở KTX:
+ Nên đem theo bộ phát wifi và dây cáp để sử dụng kết nối mạng tại KTX nhé, có thể nhờ các bạn trong flat giúp kết nối vì họ bắt bạn đổi IP máy trước khi xài. (KTX không cung cấp wifi đâu).
+ Tiệc và các buổi gặp mặt sẽ diễn ra khá nhiều ở đầu học kỳ (Có thể do phía nhà trường hoặc nội bộ ký túc xá hoặc trong flat mình sinh sống tổ chức). Các buổi tiệc ở club thường bắt đầu từ 10-11pm và kéo dài cho đến tận sáng. Các bạn nên cân nhắc từng sự kiện để đảm bảo việc có thêm những mối quan hệ mới và sức khoẻ để học tập, đi du lịch, khám phá. Vì việc phải đi gặp bác sỹ ở một nước nói một ngôn ngữ khác tiếng Anh không phải là một việc dễ dàng cho lắm.
+ Các bạn nên chuẩn bị tinh thần cho việc giới thiệu bản thân, về trường mình, đất nước mình, bởi vì các bạn sẽ phải làm điều đó rất nhiều lần. Điều đó sẽ giúp các bạn khỏi lúng túng và tạo một hình ảnh đẹp.
+ Các bạn nên chủ động hỏi những bạn ở ký túc xá cách phân loại rác ở Đức.
+ Trước 6am, hoặc sau 11pm, các bạn không nên mở âm thanh (nhạc) quá lớn, vì văn hoá Đức khá là nghiêm khắc trong chuyện này.
+ Ở Munich, có khu trung tâm là Marienplatz và các vùng xung quanh để mua sắm từ thời trang, tạp hoá, nhà thuốc,…
+ Các siêu thị Đức giả cả rẻ như Penny, Aldi, Lidl hoặc một số siêu thị giá mắc hơn nhưng hàng thì rất chất lượng: Rewe, Edeka,… (nhớ mang túi khi đi siêu thị nhé nếu không bạn sẽ phải mua túi tại quầy tính tiền đấy và nhớ tự xếp đồ vào túi vì nhân viên không giúp bạn như ở VN đâu, thao tác nhanh gọn nha!)
+ Shop Vietnam mình thấy Thai Binh Duong – Rosenheimer Str. 36, 81669 München, Germany, giá phải chăng, chỉ điều đi hơi xa, ở Hauptbahnhof ở Munich có một shop của người TQ, tùy vào mặt hàng mà giá có thể cao hơn.
+ Các bạn sẽ phải tự nấu ăn, và việc đi ăn tiệm không phổ biến như ở Việt Nam, vì mọi thứ trong nhà hàng đều khá cao. Chỉ có những món như Kebab, Pizza có giá cả „thân thiện“ hơn một chút đối với sinh viên.
+ Ở trung tâm Munich có một nhà hàng Việt Nam phục vụ Phở, Cơm tấm, Bánh mì… khá là ngon như Bamihouse, tại campus Lothstraße cũng có một quán VN nhưng không ngon lắm, tại KTX ở Schröfelhofstraße có quán Ben Thanh ăn cũng rất ngon.
Reutlingen friends
Eibsee with International Students
VIII. TRƯỚC KHI RỜI MUNICH
+ Bạn phải Abmeldung (báo với KRV là bạn sẽ không ở lại Munich nữa), thủ tục như đăng ký tạm trú lúc đầu thôi (KHÔNG cần giấy xác nhận của landlord đâu) – vì the registration/ deregistration người Đức hay nhầm lẫn nên bạn phải nói rõ.
+ Nếu bạn rời đi sớm thì bạn có thể cho người khác thuê nhà nhưng phải email báo cho Hội SV Munich – người quản lý ktx Munich, họ sẽ cho bạn một form đăng ký, bạn chỉ cần điền thông tin người thuê và gửi lại họ để ký xác nhận là hoàn tất. Việc còn lại thì phải deal với người thuê về deposit, tiền thuê nhà, các vấn đề nhà cửa.
+ Tài khoản phong tỏa thường bắt bạn phải hết hợp đồng thì mới kết thúc được. Bạn phải viết email cho họ để lấy giấy tờ đóng tài khoản. Một là bạn lên sở ngoại kiều báo lý do muốn đóng tài khoản phong tỏa sớm hơn, họ sẽ đưa giấy chứng nhận và bạn gửi lại hết thông tin cho Vietinbank, họ sẽ giải quyết và gửi tiền vào tài khoản của bạn/ bạn của bạn tại Đức. Hai là gửi cho người ta thông tin tài khoản của bạn tại Việt Nam và các giấy tờ Vietinbank đưa, đợi hết hợp đồng thì tiền sẽ được chuyển vào tài khoản ở Việt Nam.
+ Khóa tài khoản ngân hàng của bạn tại Đức (chú ý tiền trong tài khoản khóa đã về chưa trước khi khóa nha).
+ Nên gặp các thầy cô trong phòng International để cám ơn về học kỳ của bạn tại Munich nhé, các thầy cô rất dễ thương.
+ Và hãy chuẩn bị một tinh thần sẵn sàng trước khi về để tránh bị stress nhé!
IX. CẢM NHẬN
+ Cơ sở vật chất của trường Munich rất tốt. Các bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc giao tiếp vì hầu hết cái sinh viên và staffs tại trường đều có thể nói tiếng anh rất tốt.
+ Mình đã học được cách tự lập trong nhiều thứ, tự lên kế hoạch tài chính, du lịch quanh Châu Âu, xây dựng mối quan hệ cũng như học thêm từ nhiều nên văn hóa khác nhau, được học thêm cả cách nói lên suy nghĩ bản thân và rất nhiều thứ khác nữa.
+ Người Đức sẽ có một khoảng cách nhất định nhưng cũng rất thân thiện, họ sẽ rất nhiệt tình giúp đỡ bạn, trả lời các câu hỏi của bạn.
+ Các bạn sẽ phải tự thích ứng với một môi trường và văn hoá học tập hoàn toàn mới. Và mình nghĩ điều này sẽ có ích cho bất kỳ ai trong thời đại toàn cầu hoá. Có lẽ khoảng thời gian đầu có một chút khó khăn, nhưng đừng nản vì có nhiều người sẽ giúp nếu bạn cần
+ Việc chung sống cùng một flat với sinh viên từ khắp nơi trên thế giới, từ các trường khác nhau là một cơ hội tuyệt vời để nâng cao khả năng giao tiếp, trao dồi background về văn hoá, và có được những mối quan hệ bạn bè mà ta khó có thể tìm được khi ở Việt Nam.
+ Chuyến đi này mang đến cho mình những sự thay đổi như kiến thức mới, những người bạn mới cũng như cách thích nghi với cuộc sống một mình tại nước ngoài.
by dkphung | Sep 10, 2020 | IU-SEaSAP Alumni Travel Blog, News
Xin chào các bạn, mình tên là Nguyễn Hưng Quang Khải, sinh viên K18 ngành Toán Ứng Dụng. Mình vừa hoàn thành xong chương trình trao đổi sinh viên 1 học kỳ ở University Technology of Sydney (UTS). Trong bài viết này mình xin chia sẻ cho các bạn về chương trình trao đổi sinh viên ISEP và một số cảm nhận của mình tại Sydney, Úc.
Đây là chương trình trao đổi sinh viên thông qua tổ chức ISEP, các bạn sẽ có nhiều cơ hội chọn học trao đổi tại các trường ở châu Mỹ, châu Úc và châu Âu trong vòng 1 hoặc tối đa là 2 học kì.
Để tham gia chương trình ISEP, mình đã đóng một khoản tiền cho IU, sau đó nhận được một khoản tiền rủng rỉnh cho ăn ở và sinh hoạt tại Úc. Sau 4 tháng học trao đổi, khoản tiền ấy cũng còn dư kha khá để mình mua quà cho người thân và đi du lịch khắp Sydney.
Các khoản ISEP chi trả cho cuộc sống của mình tại Úc gồm: chi phí ăn ở, sinh hoạt, khoản chi phí này lớn hơn nhiều so với số tiền mình đóng cho IU. Ngoài ra, IU là một trong số ít những trường tại Việt Nam là thành viên của tổ chức này. Do đó, đây là đặc quyền đặc lợi của các bạn IU-er đăng kí tham gia chương trình ISEP.
Một số giấy tờ bạn cần chuẩn bị nếu như có nguyện vọng apply gồm:
- Application Form;
- Bảng điểm thang 4 và 10;
- 2 Thư giới thiệu của thầy cô trong Khoa/Bộ môn;
- Motivational Letter;
- Chứng chỉ IELTS;
- Passport
Mình sang Úc vào cuối tháng 2/2020. Cảm nhận đầu tiên của mình về nước Úc là từ các toà nhà đến đường xá, cơ sở vật chất, tất cả đều quá hoành tráng. Mình cảm thấy khá bỡ ngỡ và choáng ngợp trong những ngày đầu tiên. Tuy nhiên, con người ở đây thì mình phải nói là cực kì nice. Khi bạn cần gì giúp đỡ, họ luôn tìm cách giúp bạn một cách chu đáo nhất, thậm chí đôi khi mình còn ngại vì sự tốt bụng của con người nơi đây.
Mình được xếp ở kí túc xá của UTS,chung phòng với các 5 bạn khác: 2 bạn Denmark,1 bạn Singapore,1 bạn Malaysia và 1 bạn Sweden. Trong 6 người, mình là nhỏ tuổi nhất nên được các bạn trong phòng thường xuyên hỏi thăm và trò chuyện. Chỉ sau 1 tuần mình đã hoà nhập được cuộc sống ở đây. Thỉnh thoảng, tụi mình còn cùng nhau tổ chức các chuyến “đi phượt”, thăm thú khắp các địa danh nổi tiếng ở khắp Sydney như Opera House, National Park, Bondai Beach,..
Có vô vàn những kỉ niệm ở Úc mà mình không bao giờ quên, một trong số đó là về… chuyện ăn uống. Khi mới qua Sydney, các bạn trong phòng đều khá “sốc” khi biết mình không biết nấu ăn và chẳng bao giờ tự lăn vào bếp. Thế là 5 người họ thay phiên nhau, phân công mỗi ngày mỗi người dẫn mình ra chợ mua miếng thịt, lựa chút rau và chỉ cho mình cách nấu nướng. Thế là sau 1 tuần, mình bỗng dưng biến thành master chef được đào tạo “thuần thục” 7749 món khác nhau, Á Âu đầy đủ cả.
Đây là minh chứng sống động nhất để nói rằng các bạn sẽ không bị lạc lõng khi sang nước ngoài đâu mà ngược lại, các bạn sẽ nhận được sự quan tâm,giúp đỡ nhiệt tình đến từ những người xung quanh.
Việc sống ở Sydney, nói chuyện với những con người nơi đây, đã cho mình thêm nhiều vốn sống quý báu, mở rộng cho mình thêm những góc nhìn đa chiều, rất đời, rất bình dị về thế giới xung quanh. Đây có lẽ là những trải nghiệm đáng quý nhất mà mình nhận được trong cả chuyến phiêu lưu thú vị này.
Mình cũng là một trong số những SV IU đi trao đổi vào dợt dịch Vocid-19, do đó, mình chỉ học trực tiếp tại trường trong 3 tuần, sau đó là học online ở nhà. Theo góc nhìn chủ quan của mình thì phong cách giảng dạy, cũng như bài tập khá giống với phong cách học ở IU. Do đó mình cũng không có gì là quá bỡ ngỡ. Mình nghĩ rằng nếu các bạn siêng năng, chịu khó bỏ thời gian nghiên cứu bài vở, thì học ở đâu cũng như nhau.
University of Technology Sydney cũng tổ chức các workshop về khởi nghiệp, hướng nghiệp, rất thực tế và bổ ích. Trường cũng có 1 hệ thống thư viện khá hoành tráng, nhiều lúc mình chỉ muốn nằm ở thư viện đọc sách vì không gian ở đó khá yên tĩnh và hiện đại
Qua chuyến đi trao đổi ở xứ sở chuột túi này, mình nhận ra rằng, mình không hề cô đơn lạc lõng ở xứ người! Luôn luôn có các anh chị ở IU và bạn bè dõi theo, quan tâm và hỗ trợ. Vì thế các bạn hãy mạnh mẽ vượt qua vùng an toàn của bản thân để khám phá những giới hạn, khám phá những điều mới mẻ, tươi đẹp trên khắp thế giới. Từ đó, chúng ta sẽ có thêm vốn sống và sự tự tin để dựng nghiệp lớn sau này
Hi vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều bổ ích cho các bạn ở IU muốn có cơ hội trải nghiệm học tập và sinh sống ngắn hạn ở nước ngoài :)))
by dkphung | Jul 22, 2020 | IU-SEaSAP Alumni Travel Blog, News
Xin chào! Đây không hẳn là chia sẻ từ IU-SEaSAP Alumni nhưng sẽ khá bổ ích dành cho các bạn IU-ers hiện có ý định tham gia trao đổi sinh viên tại Hàn Quốc, đặc biệt tại Konkuk University. Mời các bạn cùng xem qua nhé!
Background: HyuneeBy Lee – hiện là SV quốc tế ngành Media Communication tại Konkuk University – Seoul – Hàn Quốc.
Về Konkuk University: Konkuk University (dân lập) là ngôi trường “siêu to khổng lồ” tọa lạc tại thủ đô Seoul, luôn nằm trong top 15 trường tốt nhất tại Hàn Quốc. Hệ thống giáo dục của trường đều có các chuyên ngành rất nổi tiếng như truyền thông, thương mại quốc tế, quản trị kinh doanh,… Konkuk University là ngôi trường sản sinh hàng loạt diễn viên và ca sĩ nổi tiếng như Jin (BTS), Lee Minho, Lee Jongsuk, etc. Ngoài ra, ngôi trường này còn được chọn là bối cảnh của Goblin – bộ film đình đám năm 2016. Chi tiết: https://www.konkuk.ac.kr/eng/jsp/International/inter_1_2_3.jsp
Film trường Goblin (2016)
Linh vật tại trường Konkuk University – bò Konhee
Khuôn viên trường Đại học Konkuk
- Về ăn uống
Ăn uống tại Hàn Quốc nhìn chung khá thoải mái với mức chi tiêu trung bình từ 10-20.000 KRW (khoảng 200-400k VND/ngày) tương đương với 450-600.000 KRW/tháng – 9 đến 12 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách chọn ăn tại cửa hàng tiện lợi với mỗi món từ 900won đến 3000won hoặc các tiệm cơm từ 5000-7000won/món. Ngoài ra còn có những tiệm bán đồ giảm giá 365 ngày luôn, ở đó thì bánh snack, kẹo, kem có giá ngang với giá ở VN, rẻ hơn trong cửa hàng tiện lợi nên các bạn nào có thói quen ăn vặt thì tha hồ lựa chọn haha. Các bạn cũng có thể đặt đồ ăn qua app, nhưng để đăng kí tài khoản cần có thẻ CMT người ngước ngoài và SĐT, nên muốn gọi đồ ăn thì nhờ ai có app gọi dùm là được.
- Phân loại rác tại KTX:
Tùy theo từng khu vực mà người ta có các loại thùng đựng phân loại rác khác nhau. Ví dụ như trong KTX của trường thì sẽ có các loại như chai lọ, giấy, thức ăn thừa và cả rác hỗn hợp. Còn có chỗ có thêm thùng đựng ly uống nước bằng giấy sử dụng 1 lần.
- Về việc học tại Hàn Quốc
Khuôn viên trường: Hàn Quốc rất chú trọng đến giáo dục nên trường nào ở đây cũng có khuôn viên rộng mênh mông và đẹp. Các bạn có ý định tham quan trường thì tốt nhất nên có bản đồ để tránh trường hợp bị lạc (vì thực sự trường rộng lắm lắm). Ngoài ra các bạn có thể (1) Xem bản chỉ dẫn có trong khuôn viên trường; (2) Hỏi các sinh viên ở gần đó để trợ giúp. Chính vì rộng và đẹp, mà trường học cũng là 1 ‘phim trường’ nữa. Thỉnh thoảng đi dạo trong khuôn viên trường có khi sẽ gặp được người nổi tiếng vì họ đến để quay phim đó.
Giảng viên trong trường, nhất là giảng viên dạy sinh viên trao đổi thường cởi mở và thân thiện với sinh viên quốc tế.
Về phương pháp dạy thì không khác với VN nhiều nên các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ. Cách thức thi thì có thể sẽ khác đôi chút, nhưng nói chung thì cũng không phải là vấn đề quá lớn đâu. 90% các lớp học đều có teamwork. Trong quá trình học nếu có thắc mắc thì có thể email cho giảng viên hoặc hỏi trực tiếp vào giờ giải lao, đầu tiết học sau.
Lễ hội tại Hàn Quốc thì không thiếu, đặc biệt là các lễ hội âm nhạc. Tham gia học kì tháng 3 thì đến tháng 5, sau khi thi cuối kì, sẽ có lễ hội âm nhạc, các trường sẽ tổ chức khoảng 2-3 ngày và có mời ca sĩ nổi tiếng. Năm ngoái mình đã tham dự lễ hội của Konkuk ,có Red Velvet tham gia nữa đó! Tham gia học kì tháng 9 sẽ có tổ chức Halloween. Ngoài ra thì cũng có các lễ hội khác do các CLB tập trung tổ chức, hoành tráng và vui lắm nè!
- Thời tiết
- Học kỳ mùa xuân (tháng 3 đến tháng 6): Thời tiết trong học kỳ này khá mát mẻ, chỉ cần chiếc áo khoác là đủ dùng.
- Học kỳ mùa thu (tháng 9 đến tháng 12): Mùa đông ở Hàn khá lạnh, có khi xuống dưới mức âm độ và có tuyết, do đó các bạn có thể mang thêm áo mùa đông từ VN qua, hoặc mua quần áo tại Hàn. Giá cho 1 chiếc áo đẹp, chất lượng ổn, hàng nội địa rơi vào khoảng 50-125.000won (khoảng 980k – 2tr5). Tuyết sẽ bắt đầu rơi từ cuối tháng 10-đầu tháng 11.
Lá rẻ quạt
Lá phong đỏ
- Đi lại
Ở Hàn Quốc người dân chủ yếu đi bộ ở những địa điểm gần và sử dụng tàu điện để di chuyển xa. Tàu điện thường kẹt vào giờ cao điểm, là 8h sáng và 5-6h chiều. Thời gian hoạt động tùy theo từng tuyến tàu. Có thể mua thẻ tàu và nạp tiền ở tiệm tiện lợi hoặc máy nạp ở trạm tàu. Giá 1 lần vào trạm là 1.250won. quãng đường xa thì sẽ tính thêm từ 100-200won sau khi ra trạm cuối.
6. Văn hóa Hallyu
Đối với những bạn fan Kpop chính hiệu (như mình :”>), đến Hàn Quốc là cơ hội để được sống trong văn hóa Hallyu, nghe nhạc Kpop, đến tham dự concert và Fanmeeting idol, đến radio, checkin cùng 7749 buildings các cty giải trí, đến các nhà hàng, quán ăn của celebs, etc. Chỉ cần bạn có chân đi và có bạn đồng hành, thì tha hồ trải nghiệm ngành công nghiệp giải trí đồ sộ này! Trong hai năm sống tại Hàn, mình đã tham dự concert của Big Bang, FM của Lee Dong Wook, Radio của Yoo In Na, lễ xuất ngũ của T.O.P (Big Bang) và các thể loại event cupholding khác nhau :>
FM Lee Dong Wook, xem thêm tại: https://www.facebook.com/hyuneebylee/media_set?set=a.2427661977491255&type=3)
Radio Yoo In Na
(Chữ trong hình: “By ? <Kí tặng> 20190501 “Tiếng Hàn giỏi quá !! Luôn hạnh phúc nha em!!” – In Na -)
Lễ xuất ngũ của T.O.P (Big Bang)
(Concert THE GREAT SEUNGRI FINAL IN SEOUL)
7. Con người
Nhìn chung ở Hàn Quốc, đa phần người dân khá “lạnh lùng” với người lạ. Họ không quá thân thiện và hay tỏ ra niềm nở với người khác. Ngoài ra, chụp hình người khác khi chưa được phép là phạm pháp tại Hàn Quốc, người Hàn cũng không thích bị dính trong ảnh của người khác nên các bạn cẩn thận nhé! Tuy nhiên một điều chắc chắn cần phải lưu ý dành cho các bạn đi trao đổi tại Hàn Quốc: Những lúc rảnh rỗi muốn ra ngoài chơi, có thể các bạn sẽ gặp những người như sau:
+ Chặn đường và giải thích 1 loạt các thứ về lễ nghi, cúng bái;
+ Cho xem hình hoặc video về đạo giáo;
+ Hỏi về việc đã bao giờ mặc thử đồ hanbok chưa các thứ..
Nhận diện: thường đi một mình hoặc theo nhóm 3 người, ăn mặc lịch sự (giống đa cấp hoặc tiếp thị tận nhà tại Việt Nam);
Đối tượng tiếp cận: sinh viên hoặc người châu Á;
Cách thức: lừa nạn nhân đi theo họ, họ sẽ hỏi mình đến từ đâu và có thể sử dụng ngôn ngữ của nước mình hoặc tiếng Anh để trò chuyện;
Mục đích: truyền đạo, lừa tiền, lừa đảo;
Cách đề phòng: Giả ngu, không biết gì, và cố gắng tránh đi càng nhanh càng tốt; Không nên đi 1 mình; Có thể lấy camera để giả vờ quay vlog cùng họ, vì làm chuyện ko đứng đắn nên họ không thích camera, do đó sẽ không quấy rối bạn nữa.
Bên trên là những chia sẻ từ mình đến với các bạn, hi vọng các bạn sẽ có một học kỳ trao đổi thật vui vẻ và có nhiều trải nghiệm thú vị tại Hàn Quốc và KU nhé!
Cheers!