In Jonkoping, Sweden – Tien Vo – Spring Exchange Sem of AY 2019-2020

Xin chào, mình là Võ Mạnh Tiến, sinh viên năm 2 ngành Kỹ thuật và Quản lý Công nghiệp tại trường Đại học Quốc tế – ĐHQG TP.HCM. Trước chuyến đi trao đổi với Khoa Kỹ thuật, trường Jonköping (Thụy Điển) mình vô cùng háo hức và hồi hộp. Mình đã hình dung những tháng ngày tuyệt vời khi có được visa đến đất nước Bắc Âu này trong một học kì mùa xuân. Tuy nhiên, đâu có ai ngờ….. mình lại mắc kẹt ở đấy vì COVID-19.

1. Hành trình từ Việt Nam đến Thụy Điển

Xách ba lô lên và một mình đi đến phía bên kia của trái đất không phải là điều mà tất cả mọi người dám làm. Nhưng chắc chắn đó sẽ là một hành trình đem lại nhiều bất ngờ và đầy thú vị vì bạn không thể nào biết trước được điều gì đang đợi chờ bạn tại đó, ví dụ như … COVID-19.

Chuyến đi đến Thụy Điển của mình bắt đầu thế nào ư? Bắt đầu bằng cái Resident Permit (Giấy phép cư trú) với hàng tá giấy tờ và các thủ tục liên quan. Nhưng giữ vững cái suy nghĩ cứ làm thì sẽ xong, nó cũng đã kịp đến với tay mình trước khi bay một tuần. Cuối cùng con tim mình cũng được nghỉ ngơi sau biết bao nhiêu ngày thấp thỏm đứng lên ngồi xuống như tập thể dục.

Và rồi ngày trọng đại cũng đã đến, sau 15 tiếng gật gù trên máy bay, mình đã đặt bước chân đầu tiên xuống sân bay lớn nhất Thụy Điển tại thủ đô Stockholm, sân bay Arlanda. Ú a ú ớ một hồi, mình quyết định vừa đẩy vừa kéo ba túi hành lý nặng trịch đến thuê một cái giường tại homestay dạng ký túc xá để tham quan thủ đô trong 2 ngày. Nhờ quyết định đó mà mình đã có thêm những người bạn mới ở chung homestay để cùng nhau đi tham quan và khám phá trước khi lên chuyến tàu điện đến thành phố Jonköping, nơi mình sẽ dành một Học kỳ để “văn ôn võ luyện”. Có thể vì vừa xuống sân bay sau một hành trình dài, còn say ke chưa tỉnh ngủ nên mình mới dám đánh liều chơi lớn tại một xứ sở không ai quen biết như vậy. Nhưng có thể do mình “dễ thương” nên thần may mắn đã mỉm cười, và khởi đầu chuyến đi Thụy Điển của mình đã diễn ra khá suôn sẻ trừ việc xém nữa trễ tàu do bị lạc trong nhà ga.

2. Thiên nhiên và con người Thụy Điển
Thụy Điển là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu xinh đẹp với đầy đủ sắc thái của bốn mùa xuân-hạ-thu-đông nhưng lạnh quanh năm. Thiên nhiên ở đây đẹp tựa tranh vẽ với những cánh rừng thông dài bất tận và những hồ nước trong xanh thấy đáy, dường như mỗi bức ảnh bạn chụp đều cho ra một kiệt tác của tạo hóa (tin mình đi:)). Vào mùa đông, mặt trời chỉ xuất hiện tầm 4, 5 tiếng đồng hồ và vào hạ thì ngược lại, chỉ khi trải nghiệm qua, bạn mới cảm nhận được điều đặc biệt này thú vị đến nhường nào.

                                  Một góc nhỏ của thành phố nhìn từ KTX của mình

Người Thụy Điển nổi tiếng yêu thiên nhiên và luôn muốn được hòa mình với thiên nhiên, họ có thể dành hàng tiếng đồng hồ để đi bộ, cắm trại trong những cách rừng thông bạt ngàn vô tận. Thoạt đầu, ấn tượng của mình về người dân Thụy Điển là họ có phần khá nhút nhát và xa cách, nhưng thời gian đã làm mình thay đổi cảm nhận đó. Những nụ cười thân thiện giữa tụi mình và những con người xa lạ khi lang thang trong một cánh rừng nhỏ, những cái vẫy tay từ người lái xe ra hiệu nhường cho mình sang đường hay những lời ngỏ ý giúp đỡ khi mình chật vật với đống hành lí trên đường từ Stockholm về Jonköping, đã cho thấy người Thụy Điển thân thiện và tốt bụng nhường nào. Họa chăng là cái văn hóa giữ khoảng cách, tránh làm phiền hay ảnh hưởng đến người khác của họ khiến du khách và người nước ngoài như mình hiểu lầm.

3. Jonköping
Đó là tên một thành phố nhỏ nằm ở phía nam Thụy Điển, nhìn chung khí hậu ở đây quanh năm khá lạnh, chỉ tiếc là hiếm khi có tuyết rơi. 

                                Jonköping nhìn từ trên cao

School of Engineering – Jonköping University
Đây là trường đại học lớn nhất thuộc hạt Jonköping, nơi nổi tiếng với nhiều sinh viên quốc tế theo học. Phương pháp dạy học ở đây cơ bản cũng giống với IU. Sinh viên được khuyến khích phát biểu ý kiến cá nhân, năng nổ trong giờ học (sinh viên Thụy Điển làm rất tốt ở khía cạnh này) cũng như hàng tuần đều có group work (làm việc nhóm) để các nhóm cùng bàn bạc, thảo luận.
Trường tổ chức rất nhiều hoạt động giải trí, thể thao cho sinh viên, trong đó mình rất ấn tượng với hoạt động Kick Off (tuần lễ Khởi động) được tổ chức cho sinh viên trước khi bắt đầu kì học mới. Đây là dịp để bạn có thể trải nghiệm những hoạt động mà chỉ có thể tham gia một lần trong một học kỳ như Bumper Ball, Prison Island,.. và đặc biệt là Pubcrawl, nghĩa là đến tất cả các quán bar của thành phố trong một đêm.

Hoạt động vui chơi giải trí ưa thích của sinh viên ở Thụy Điển là đến bar pub, cùng nhau chill chill, trò chuyện hay chơi các games vui nhộn, đặc biệt trường ĐH Jonköping còn quản lí cả một quán bar cho sinh viên nữa cơ. Kì Kick Off vừa rồi thực sự rất có ý nghĩa với mình, và mình đã bắt lấy cơ hội này để kết bạn với những con người đến từ khắp các châu lục.

Akademien – quán “tủ” của sinh viên trường Jonköping

Đến JU, mặc dù mình là sinh viên châu Á duy nhất trong Khoa và có một sự ngại ngùng “không hề nhẹ” lúc ban đầu nhưng chỉ mất một thời gian ngắn thôi, mình đã cháy hết mình. Việc “lăn xả” vào các hoạt động đã giúp gắn kết những con người có sự khác biệt về văn hóa, ngoại hình và tín ngưỡng lại với nhau.

Những người bạn trong kì trao đổi của mình

             Lúc nào ăn chung cũng phải có 1 tấm selfie

Delta House cùng các bạn chung nhà

4. Những chuyến đi xa cùng bạn bè

Đan Mạch: Mất hơn 4 tiếng đi bus từ Jonkoping là bạn sẽ đặt chân tới Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch. Copenhagen cung cấp mạng lưới xe đạp thuận lợi và hiện đại nhất Châu Âu. Trên chiếc xe đạp thuê ở homestay, mình đã rong ruổi khắp các ngõ ngách ở thủ đô, thưởng thức bánh mì Smorrebrod trứ danh của Đan Mạch.

                              Cảng Nyhvan, biểu tượng của Đan Mạch

Cực bắc Châu Âu: nằm phía trên vòng Bắc Cực. Còn gì hoài niệm hơn khi nhớ lại cảm giác lang thang ở một thị trấn lạnh lẽo đầy tuyết, cùng những người bạn ngắm cực quang. Sau đó, tiến xa về phương bắc và trải nghiệm đêm -30 độ C đầu tiên trong đời, ở một nơi biệt lập với con người, thành thị. May mắn thay, trong chuyến đi trao đổi này, mình đã được ngắm cực quang siêu đẹp, điều mà ngay cả anh bạn người Thụy Điển của mình cũng chưa từng được nhìn thấy.

May mắn của mình là đây – cực quang mờ ảo

Lần đầu thử ice skating

Team đi ngắm cực quang và khám phá cực bắc của mình

5. Mình đã sống chung với Covid-19 tại Thụy Điển như thế nào?

Đúng vậy, mình trao đổi vào thời điểm dịch Covid-19 bùng nổ ở Thụy Điển. Hiểu được tính nghiêm trọng của đại dịch, mình đặt vé máy bay và thu dọn hành lý rồi đến ngày thì lật đật ra sân bay Stockholm vào cuối tháng ba, một trong những điểm nóng của COVID-19. Nhưng rồi một chuyến bị hủy, mình móc điện thoại ra cố gắng đặt một chuyến khác. Chuyến thứ hai, chuyến thứ ba, chuyến thứ tư kết quả vẫn không thay đổi, chữ “CANCELLED” đỏ chót cứ thế mà hiện lên màn hình. Cộng thêm tin Chính phủ Việt Nam yêu cầu tạm ngừng các chuyến bay thương mại đến Việt Nam, mình chưa bao giờ thấy câu “khó như lên trời” đúng đến như vậy. Ở lại tâm dịch không phải là điều sáng suốt nên mình quyết định bắt tàu về lại Jonkoping.

Từ những ngày tháng tụm năm tụm ba vui vẻ cùng bạn bè, thì giờ mình phải lủi thủi trong phòng một mình gần như toàn thời gian, tranh thủ đến siêu thị vào sáng sớm cho cả tuần cũng như đi dạo hít thở không khí trước khi về lại phòng. Kỳ trao đổi tại Thụy Điển của mình chỉ mới chính thức trôi qua được một nửa, một nửa còn lại lại sống trong môi trường cách ly và sự nuối tiếc khi chia tay những người bạn nước ngoài từng người từng người một trở về với quê nhà. Mặc dù lúc đó là khoảng thời gian khó khăn, nhưng nhờ vậy mà mình đã học được cách tĩnh tâm, vượt qua nỗi sợ, và biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn. Đặc biệt khi trong khu nhà mình sống, có một anh chàng người Phần Lan được xác nhận dính COVID-19, các bạn sống chung vẫn khá hời hợt mà mình thì vẫn phải dùng chung không gian phòng ăn và nhà vệ sinh, nên đã tăng tính cẩn thận của mình lên mức tối đa. Mở cửa phòng là khẩu trang trên mặt, nước rửa tay trong túi, rửa nhiều đến mức tay mình như mòn đi mấy lớp da.

Jonköping bình thường đã vắng vẻ thì nay lại càng yên tĩnh đến kinh ngạc

Cuối cùng mình cũng đã về được Việt Nam và kết thúc hành trình nhiều kỉ niệm như thế đấy!

Sau ba tháng trời ròng rã, cả trái đất như thu gọn lại chỉ bằng một căn phòng, mình cuối cùng cũng được lên được chuyến bay nhân đạo để về với Việt Nam thân yêu. Chuyến đi trao đổi tại Thụy Điển kết thúc có thể không được trọn vẹn với sự nuối tiếc và những dự định còn dang dở, nhưng không hề có một chút hối hận về quyết định đi của mình. Một chuyến đi với rất nhiều trải nghiệm có một không hai.

Lời kết, mình mong rằng mọi thứ có thể trở lại như xưa và đại dịch COVID-19 sẽ nhanh chóng qua đi, để các bạn sinh viên IU có thể tham gia và tận hưởng một kỳ trao đổi trọn vẹn tràn ngập niềm vui, có những người bạn mới, và trải nghiệm những điều thú vị như mình đã trải qua trong nửa đầu cuộc hành trình đến Thụy Điển của mình.

Cảm ơn mọi người đã đọc chia sẻ của mình,

Mạnh Tiến – 31/7/2020.

[Tips Sharing] Konkuk University – Korea

Xin chào! Đây không hẳn là chia sẻ từ IU-SEaSAP Alumni nhưng sẽ khá bổ ích dành cho các bạn IU-ers hiện có ý định tham gia trao đổi sinh viên tại Hàn Quốc, đặc biệt tại Konkuk University. Mời các bạn cùng xem qua nhé!

Background: HyuneeBy Lee – hiện là SV quốc tế ngành Media Communication tại Konkuk University – Seoul – Hàn Quốc.

Về Konkuk University:  Konkuk University (dân lập) là ngôi trường “siêu to khổng lồ” tọa lạc tại thủ đô Seoul, luôn nằm trong top 15 trường tốt nhất tại Hàn Quốc. Hệ thống giáo dục của trường đều có các chuyên ngành rất nổi tiếng như truyền thông, thương mại quốc tế, quản trị kinh doanh,… Konkuk University là ngôi trường sản sinh hàng loạt diễn viên và ca sĩ nổi tiếng như Jin (BTS), Lee Minho, Lee Jongsuk, etc. Ngoài ra, ngôi trường này còn được chọn là bối cảnh của Goblin – bộ film đình đám năm 2016. Chi tiết: https://www.konkuk.ac.kr/eng/jsp/International/inter_1_2_3.jsp

Film trường Goblin (2016)

Linh vật tại trường Konkuk University – bò Konhee

Khuôn viên trường Đại học Konkuk 

  1. Về ăn uống

Ăn uống tại Hàn Quốc nhìn chung khá thoải mái với mức chi tiêu trung bình từ 10-20.000 KRW (khoảng 200-400k VND/ngày) tương đương với 450-600.000 KRW/tháng – 9 đến 12 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách chọn ăn tại cửa hàng tiện lợi với mỗi món từ 900won đến 3000won hoặc các tiệm cơm từ 5000-7000won/món. Ngoài ra còn có những tiệm bán đồ giảm giá 365 ngày luôn, ở đó thì bánh snack, kẹo, kem có giá ngang với giá ở VN, rẻ hơn trong cửa hàng tiện lợi nên các bạn nào có thói quen ăn vặt thì tha hồ lựa chọn haha. Các bạn cũng có thể đặt đồ ăn qua app, nhưng để đăng kí tài khoản cần có thẻ CMT người ngước ngoài và SĐT, nên muốn gọi đồ ăn thì nhờ ai có app gọi dùm là được.

  1. Phân loại rác tại KTX:

Tùy theo từng khu vực mà người ta có các loại thùng đựng phân loại rác khác nhau. Ví dụ như trong KTX của trường thì sẽ có các loại như chai lọ, giấy, thức ăn thừa và cả rác hỗn hợp. Còn có chỗ có thêm thùng đựng ly uống nước bằng giấy sử dụng 1 lần.

  1. Về việc học tại Hàn Quốc

Khuôn viên trường: Hàn Quốc rất chú trọng đến giáo dục nên trường nào ở đây cũng có khuôn viên rộng mênh mông và đẹp. Các bạn có ý định tham quan trường thì tốt nhất nên có bản đồ để tránh trường hợp bị lạc (vì thực sự trường rộng lắm lắm). Ngoài ra các bạn có thể (1) Xem bản chỉ dẫn có trong khuôn viên trường;  (2) Hỏi các sinh viên ở gần đó để trợ giúp. Chính vì rộng và đẹp, mà trường học cũng là 1 ‘phim trường’ nữa. Thỉnh thoảng đi dạo trong khuôn viên trường có khi sẽ gặp được người nổi tiếng vì họ đến để quay phim đó.

Giảng viên trong trường, nhất là giảng viên dạy sinh viên trao đổi thường cởi mở và thân thiện với sinh viên quốc tế.

Về phương pháp dạy thì không khác với VN nhiều nên các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ. Cách thức thi thì có thể sẽ khác đôi chút, nhưng nói chung thì cũng không phải là vấn đề quá lớn đâu. 90% các lớp học đều có teamwork. Trong quá trình học nếu có thắc mắc thì có thể email cho giảng viên hoặc hỏi trực tiếp vào giờ giải lao, đầu tiết học sau.

Lễ hội tại Hàn Quốc thì không thiếu, đặc biệt là các lễ hội âm nhạc. Tham gia học kì tháng 3 thì đến tháng 5, sau khi thi cuối kì, sẽ có lễ hội âm nhạc, các trường sẽ tổ chức khoảng 2-3 ngày và có mời ca sĩ nổi tiếng. Năm ngoái mình đã tham dự lễ hội của Konkuk ,có Red Velvet tham gia nữa đó! Tham gia học kì tháng 9 sẽ có tổ chức Halloween. Ngoài ra thì cũng có các lễ hội khác do các CLB tập trung tổ chức, hoành tráng và vui lắm nè!

  1. Thời tiết
  • Học kỳ mùa xuân (tháng 3 đến tháng 6): Thời tiết trong học kỳ này khá mát mẻ, chỉ cần chiếc áo khoác là đủ dùng.
  • Học kỳ mùa thu (tháng 9 đến tháng 12): Mùa đông ở Hàn khá lạnh, có khi xuống dưới mức âm độ và có tuyết, do đó các bạn có thể mang thêm áo mùa đông từ VN qua, hoặc mua quần áo tại Hàn. Giá cho 1 chiếc áo đẹp, chất lượng ổn, hàng nội địa rơi vào khoảng 50-125.000won (khoảng 980k – 2tr5). Tuyết sẽ bắt đầu rơi từ cuối tháng 10-đầu tháng 11.

Lá rẻ quạt

Lá phong đỏ

  1. Đi lại

Ở Hàn Quốc người dân chủ yếu đi bộ ở những địa điểm gần và sử dụng tàu điện để di chuyển xa. Tàu điện thường kẹt vào giờ cao điểm, là 8h sáng và 5-6h chiều. Thời gian hoạt động tùy theo từng tuyến tàu. Có thể mua thẻ tàu và nạp tiền ở tiệm tiện lợi hoặc máy nạp ở trạm tàu. Giá 1 lần vào trạm là 1.250won. quãng đường xa thì sẽ tính thêm từ 100-200won sau khi ra trạm cuối.      

    6. Văn hóa Hallyu

Đối với những bạn fan Kpop chính hiệu (như mình :”>), đến Hàn Quốc là cơ hội để được sống trong văn hóa Hallyu, nghe nhạc Kpop, đến tham dự concert và Fanmeeting idol, đến radio, checkin cùng 7749 buildings các cty giải trí, đến các nhà hàng, quán ăn của celebs, etc. Chỉ cần bạn có chân đi và có bạn đồng hành, thì tha hồ trải nghiệm ngành công nghiệp giải trí đồ sộ này! Trong hai năm sống tại Hàn, mình đã tham dự concert của Big Bang, FM của Lee Dong Wook, Radio của Yoo In Na, lễ xuất ngũ của T.O.P (Big Bang) và các thể loại event cupholding khác nhau :>

FM Lee Dong Wook, xem thêm tại: https://www.facebook.com/hyuneebylee/media_set?set=a.2427661977491255&type=3)

Radio Yoo In Na

(Chữ trong hình: “By ? <Kí tặng> 20190501 “Tiếng Hàn giỏi quá !! Luôn hạnh phúc nha em!!” – In Na -)

Lễ xuất ngũ của T.O.P (Big Bang)

(Concert THE GREAT SEUNGRI FINAL IN SEOUL)

     7. Con người

Nhìn chung ở Hàn Quốc, đa phần người dân khá “lạnh lùng” với người lạ. Họ không quá thân thiện và hay tỏ ra niềm nở với người khác. Ngoài ra, chụp hình người khác khi chưa được phép là phạm pháp tại Hàn Quốc, người Hàn cũng không thích bị dính trong ảnh của người khác nên các bạn cẩn thận nhé! Tuy nhiên một điều chắc chắn cần phải lưu ý dành cho các bạn đi trao đổi tại Hàn Quốc: Những lúc rảnh rỗi muốn ra ngoài chơi, có thể các bạn sẽ gặp những người như sau:

+ Chặn đường và giải thích 1 loạt các thứ về lễ nghi, cúng bái;

+ Cho xem hình hoặc video về đạo giáo;

+ Hỏi về việc đã bao giờ mặc thử đồ hanbok chưa các thứ..

Nhận diện: thường đi một mình hoặc theo nhóm 3 người, ăn mặc lịch sự (giống đa cấp hoặc tiếp thị tận nhà tại Việt Nam);

Đối tượng tiếp cận: sinh viên hoặc người châu Á;

Cách thức: lừa nạn nhân đi theo họ, họ sẽ hỏi mình đến từ đâu và có thể sử dụng ngôn ngữ của nước mình hoặc tiếng Anh để trò chuyện;

Mục đích: truyền đạo, lừa tiền, lừa đảo;

Cách đề phòng: Giả ngu, không biết gì, và cố gắng tránh đi càng nhanh càng tốt; Không nên đi 1 mình; Có thể lấy camera để giả vờ quay vlog cùng họ, vì làm chuyện ko đứng đắn nên họ không thích camera, do đó sẽ không quấy rối bạn nữa.

Bên trên là những chia sẻ từ mình đến với các bạn, hi vọng các bạn sẽ có một học kỳ trao đổi thật vui vẻ và có nhiều trải nghiệm thú vị tại Hàn Quốc và KU nhé!

Cheers!

WORKSHOP  “PROPOSAL WRITING FOR RESEARCH PROJECTS 2020” by DAAD

WORKSHOP “PROPOSAL WRITING FOR RESEARCH PROJECTS 2020” by DAAD

 

International University – Viet Nam National University Ho Chi Minh City would like to invite IU postgraduate students to participate in the workshop “Proposal Writing for Research Projects 2020” organized by DAAD. The details are as follows:

  1. Program duration: Saturday, 18 July 2020; 9:00 to 16:30
  2. Venue: DAAD Information Center HCMC, German House, 33 Le Duan, Ward Ben Nghe, District 1, HCMC
  3. Course description: The workshop will provide basic knowledge and skills that are needed to design and write a potentially successful proposal for scholarship or research funding (transform a research idea into a proposal) on the basis of lectures, group work and exercises. During the workshop, the participant proposals will be presented, discussed and evaluated.
  4. Target candidate:

– Must hold at least a MSc/M.A. degree or have equivalent research experience

– Possess English language skills, both written and spoken

  1. Trainers:
  • NGUYEN Thanh Phong – lecturer and researcher at Hoa Sen University
  • Berndt Tilp – Director of DAAD Information Center HCMC
  1. Application package: (for more information: shorturl.at/qABE3)
  • Academic CV
  • 1-page proposal
  1. Registration: sent to: hcmc@daadvn.org and the trainer, Dr. Nguyen Thanh Phong (phong.nguyenthanh@hoasen.edu.vn)
  2. Deadline for applications: 11:00PM, July 10th 2020
  3. Fee: No participation fee. Lunch and coffee break will be covered by DAAD

 

 

 

 

In Fukui, Japan – Van Vo – Fall Exchange Sem of AY 2019-2020

5-month in Fukui was the best memorable time in my life. University of Fukui gave me the opportunities to do things that I always dream of.

For example, University of Fukui also provides amazing trips called ‘Japanese Traditional Industries’ which lets international students experience Japan culture and custom (all these trips are free, and UF also pays for the souvenir).

Japanese people are really kind, especially tutor’s team that they will be there whenever you need. Thanks to this exchange program, I have opportunities to be friends with students from many countries, try their foods and learn their culture via many activities.

To me, choosing Japan was the best decision. If you have chance to visit Japan, trust me, that will be the most valuable experience in your study life.

[Tips Sharing] ESB SChool of Business, Reutlingen University, Germany

What to prepare? Vốn là kiểu người hay trì hoãn mọi dự định, bất cứ lúc nào nghĩ ra điều gì mình cũng chỉ là nghĩ đến, tìm hiểu nửa vời rồi xếp nó qua một bên. Nhưng rồi một ngày, ý định muốn đi trao đổi ở nước ngoài bất chợt nảy ra trong đầu mình một cách thật mãnh liệt lol. Mình nghĩ nếu bây giờ mà còn chần chừ nữa chắc đến khi bị đá đít ra khỏi trường vẫn không biết mùi nước ngoài là cái gì. Vậy nên mình vội vàng đi hỏi thăm thông tin Exchange, vội vàng apply hồ sơ, vội vàng chuẩn bị các thủ tục làm visa. Đến giờ nghĩ lại vẫn thấy đó là quyết định đúng đắn nhất cuộc đời mình. Quyết định vội vàng như thế nên mình cũng gặp không ít trở ngại, thực sự mình đã stuck ngay từ bước đầu tiên book lịch visa huống chi là các bước sau đó :))). Nhưng rồi mọi chuyện cũng ổn, dù hơi struggle một xíu, bao nhiêu tình huống dở khóc dở cười đã đem lại cho mình một đống kinh nghiệm để giờ đây mình có thể ngồi viết bài Tips này hehe. Dô ha! Vì những khâu chuẩn bị hồ sơ đã có các chị đáng iu ở phòng ISSC A2.604 lo rồi, nên mình xin phép lược bớt khâu này 😀 Khi nhận được Acceptance Letter rồi thì chúng ta bắt đầu quá trình khổ đau nhưng kết quả đầy ngọt bùi thui :3 1. Mở Tài khoản Phong tỏa Mình đi trao đổi theo dạng không học bổng nên phải mở Tài khoản Phong tỏa (TKPT), và chứng minh tài chính. Còn đối với những bạn có học bổng thì mình không cần mở tài khoản hay chứng minh chi hết, trực tiếp skip nha. Khái niệm TKPT này mình cũng không rõ lắm, nhưng đại loại nếu bạn đi theo diện exchange này thì phải mở nó, và gửi tiền Euro vào tài khoản đó. Số tiền cần gửi vào tài khoản cho diện trao đổi 6 tháng là 4000 Euro. Đây đồng thời là bước chứng minh tài chính luôn. Khi sang Đức, bạn sẽ phải làm thủ tục activate tài khoản để sử dụng số tiền mình đã gửi hồi ở VN. Mỗi tháng bạn sẽ chỉ được rút 800 Euro để trang trải cho cuộc sống của mình. Ở VN, hiện có 2 ngân hàng có hỗ trợ mở TKPT, đó là: Deutsche BankVietinbank. Mình mở TKPT ở Vietinbank (79A Hàm Nghi) nên sẽ sơ lược về các bước làm ở ngân hàng này: Bước 1:  Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tài khoản:

  • Bản sao công chứng hộ chiếu (còn hiệu lực tối thiểu 06 tháng);
  • Giấy đề nghị mở tài khoản (của VietinBank ban hành);
  • Bản sao công chứng Acceptance Letter. Nếu chưa có bản gốc, có thể xin file mềm và in màu ra.
  • Cái quan trọng nhất: tiền J xin nhắc lại là 4000 Euro ~ 110 triệu VNĐ

Bước 2: Nộp tiền thui chứ gì :)) một trăm mấy chục triệu bay nhanh như 1 cơn gió z ák :)) Bước 3: Vietinbank Việt Nam sẽ hỗ trợ bạn scan hồ sơ và gửi qua chi nhánh Vietinbank Frankfurt. Mất khoảng hơn 1 tuần để bạn nhận được Thông tin tài khoản và Giấy xác nhận số dư Tài khoản qua Email. Thời gian mở đó có thể lâu hơn dự kiến nếu bạn mở TKPT vào mùa cao điểm (cỡ tháng 8,9). 2. Mua Bảo hiểm Có nhiều loại bảo hiểm như Careconcept, Mawista, etc. Mình mua bảo hiểm của Mawista thấy khá oke, đăng kí mua xong khoảng 15p sau đã gửi mail giấy tờ bảo hiểm đầy đủ rồi, bị bệnh claim trả phí cũng dễ và nhanh gọn lẹ. Nên mình highly recommend mua của Mawista nhé. Các bước đăng kí mua các bạn có thể tham khảo ở đây, trang này hướng dẫn khá chi tiết: http://hotrosv.de/mua-bao-hiem-nop-nhan-visum-du-hoc-duc/ 3. Làm Visa Việc đầu tiên cần làm đó là xác định loại Visa mình cần làm: Visa thị thực dài hạn (90 ngày), và xin qua đâu. HIện tại, các bạn có thể book lịch và xin visa qua VFS Global hoặc qua Lãnh sự quán Đức. Nhưng ngày đó mình book lịch ở Lãnh sự quán nên xin phép viết hướng dẫn ở đây. VFS các bước làm chắc cũng giống LSQ, vì nó là Trung gian. Và vì là trung gian nên chắc sẽ có nhiều lịch available hơn, nhưng mà cũng chắc chắn sẽ tốn thêm phí dịch vụ. Bước 1: Ngay khi nhận được Acceptance Letter, cần phải lên trang web Lãnh sự quán để book lịch phỏng vấn visa ngay và luôn (book trễ, có hẹn phỏng vấn trễ, qua Đức ráng chịu :)) ). Và xác định ngày phỏng vấn visa thì phải là lúc chắc chắn đã có Giấy xác nhận số dư Tài khoản, vì cái giấy này nằm trong hồ sơ phỏng vấn. Lười tìm thì có thể truy cập vào link đây luôn: https://vietnam.diplo.de/vn-vi/dichvulanhsu/-/2312814 Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ, gồm có:

  • Tờ khai xin cấp thị thực dài hạn (search google)
  • Giấy báo nhập học (Acceptance Letter)
  • Photo công chứng Hộ chiếu
  • Hộ chiếu gốc
  • Giấy xác nhận sinh viên trường (Letter of Enrolment, liên hệ Phòng A2.604)
  • Giấy xác nhận số dư TKPT
  • CV
  • Motivation Letter
  • Thẻ sinh viên
  • Lệ phí thị thực (ngày xưa là 75 Euro, các bạn nhớ check lại xem bây giờ là bao nhiêu kẻo đến nộp hs mà thiếu tiền thì hơi phiền á)

Note: Không cần mua vé máy bay sẵn khi nộp visa, LSQ cũng không yêu cầu. Nhưng bạn nên xác định ngày bay dự kiến để người ta có hỏi thì trả lời. Ngày bay dự kiến nên là khoảng 1 tháng trước ngày nhập học để qua đó hít hương hít hoa đặng hòa nhập đc với cuộc sống Chou Ou mới mẻ. Ví dụ đợt mình đi là 21/9 nhập học thì đã có người qua từ ngày 1,2/9 rồi. Nói là phỏng vấn visa nhưng thực chất là chỉ đến nộp hồ sơ thôi, không hỏi gì nhiều. Nếu có hỏi thì cũng hỏi rất đơn giản. Ngày đó mình bị hỏi “Sao hồ sơ của em ít vậy?”, mình ú ớ trả lời “Thì em đi trao đổi văn hóa thôi mà”, thế mà cũng đậu :)) ) Nói vậy thôi chứ các chương trình trao đổi sinh viên của IU mình khá xịn và có tiếng tăm, nên nếu bạn đã được trường đối tác accept hồ sơ thì khả năng 99,999% là sẽ đậu visa. Mình chuẩn bị hồ sơ kĩ càng, đầy đủ thì không việc gì phải lo. Note: Khi làm hồ sơ hoặc đóng tiền maybe có bị hỏi qua đó em ở đâu, thì có thể khai địa chỉ Dorm mình muốn ở luôn (dù lúc này maybe vẫn chưa đc Dorm nhận), hoặc khai địa chỉ của trường theo học bên đó luôn cũng được. Bước 3: Nộp hồ sơ với đóng tiền xong rồi thì sẽ được nhận được 1 tờ bill. Nhớ giữ thật kĩ để khi có kết quả, mang theo người ta mới cho lấy. Cẩn thận hơn thì chụp hình tờ bill lại, có bị mất thì vẫn show ra được.  Bước 4: Xong rùi, về nhà đợi thoi. Nếu nhanh thì mất khoảng 1 tháng, chậm thì có thể hơn, tùy nhân phẩm của bạn :))) hoặc tùy thời điểm nộp. 4. Đăng ký Dorm Lại là một trường hợp test nhân phẩm nữa 🙂 Cái này nói thiệt chứ không phải mình mean hay gì đâu :)))) Trường ESB có những khu Dorm là: Adolf, Litthaus, Aquarium, New Student Dorm (Khu Dorm mới nhất) và Women Dorm (xa nhất, ngoài khu Campus trường). Trước lúc đi, Coordinator bên đó sẽ gửi mail liên hệ với bạn và hướng dẫn chi tiết, trong đó sẽ có đường link có những mục đăng ký từng Dorm. Nên đăng ký hết tất cả các dorm để đề phòng trường hợp bị reject. Muốn nghía qua Dorm dòm như thế nào thì mình để link luôn nè: https://www.reutlingen-university.de/en/before-studying/your-accommodation/ Đối với Adolf, Litthaus thì bạn sẽ điền form để đăng ký. Sau đó khoảng 1 thời gian người ta sẽ gửi cho bạn 1 cái mail, trong đó có đường link để bạn nhấn vào confirm là mình vẫn đang cần ở Dorm của nó. Nhớ check mail hàng ngày và thật kĩ (check cả Spam hay Promotion nha), miss một cái là ra chuồng gà ở. Đùa hoy, lỡ có miss thật thì đừng lo, bên đó thường ưu tiên sv Exchange hơn, thể nào cũng có chỗ ở thui :))) Đối với New Student Dorm (NSD), nhớ ko lầm thì là in form ra kí tên này nọ, scan lại rồi gửi cho người ta. Có kết quả khá trễ, tầm sát tháng 9. Giá thuê ở đây thường mắc hơn Adolf, Lithaus một chút nhưng bù lại Dorm mới xây nên khá xịn sò, lại còn có người dọn vệ sinh hàng tuần. Đợt mình đi (2018), Adolf và Litthaus tầm 240Euro/tháng, còn NSD là 290Euro/tháng. Tiền nào của nấy, Adolf với Litthaus một tầng khoảng 16 phòng, bếp chung, 4 nvs, 4 phòng tắm, cơ sở vật chất cũng khá cũ. Còn ở NSD thì chỉ có 6 phòng thôi, bếp chung, 2 nvs phòng tắm. Bạn nào kinh tế dư giả thì mình khuyên ở NSD cho thoải mái. Ở Adolf, Lithaus cũng được nhưng chung đụng nhìu người thôi. Women Dorm thì khá xa nên mình ko recommend, họa hoằn lắm mới hẵng ở. ————— Khi đc accept rồi, sẽ đến bước kí hợp đồng và đặt cọc tiền nhà. Với Adolf và Litthaus, người ta sẽ gửi hợp đồng từ bên bển về VN cho bạn, và bạn chuyển tiền đặt cọc từ VN mình qua đó. Còn NSD thì qua đó bạn mới phải kí hợp đồng và đóng tiền đặt cọc ngay lúc đó luôn. (Cọc khoảng hơn 700 Euro).

View phòng mình ra thì nó như này, hơi cùi tại ở tầng trệt ;___;

Hai cái tòa xa xa kia là New Student Dorm ák, xịn sò lắm, còn người ở giữa thì đừng để ý :)))))

5. Nên bay hãng nào? Mình đọc khá nhiều review nên có đúc kết ra một số hãng đc review tốt như sau:

  • Vietnam Airlines – Hãng hàng không quốc gia ^^)

Ưu điểm: Bay thẳng (12 tiếng), nếu là sinh viên thì đc xin mang theo 40kg (đó là thời mình đi, còn đợt sau thì ko rõ) Nhược điểm: mắc vl (trừ khi săn đc sale) Đồ ăn tạm được. Máy bay bay qua Đức cũng khá xịn, là dòng Boeing mới nhất, cửa sổ có nút thay đổi màu kính cửa. Bạn nào chưa bay xa bao giờ mà lo thì có thể bay VNA để đỡ bỡ ngỡ giống mình ngày xưa.

  • Emirates: transit ở Dubai. Emirates thì khỏi phải nói, xịn sò. Người đi bay mà tưởng heo đi ăn, một chuyến có khi cho ăn tới 3 lần. Đồ ăn ngon.
  • ThaiAirways: bữa nghe tin ThaiAirways nộp đơn phá sản, hổng bít giờ sao rùi. Nhưng mình từng bay hãng này nên review luôn. Transit ở Thái. Lúc mình đi thì máy bay khá cùi, mà lúc về thì xịn, nên chắc lại một pha test nhân phẩm again. Tiếp viên oke. Đợt đó mình transit ở Thái có 2 tiếng thôi, mà còn bị bay trễ 1 tiếng, nên chạy xúc quần. Nhưng đc cái nhân viên sbay khá nice, chỉ dẫn nhiệt tình nên cũng kịp lên mbay bay tiếp.
  • Lufthansa – Hãng hàng không quốc gia Đức. Thường transit ở Sing, ai muốn thăm thú sbay Changi thì bay ở đây. Giá cả vừa phải, ngang với những hãng khác (trừ VNA). Nghe nói dịch vụ rất chi nạ okelah.
  • China Airlines: transit ở Đài Bắc. Nhiều người review khá ổn.

Còn một số hãng giá cực rẻ khác như AirChina, China Sourthern Airline. Tuy nhiên, mình đọc review khá nhiều người chê, và quá trình làm thủ tục transit ở Bắc Kinh phức tạp, rườm rà, nên mình không recommend các bạn đi những hãng này. Đừng ham rẻ quá mà mua bực vào thân, gặp hên thuận buồm xuôi gió thì ko sao, mà xui một cái thì ăn đủ. 6. Tổng hợp những việc cần làm khi mới đến Đức

  • Mua Sim của Aldi hoặc O2. Nếu mua của O2 thì có thể xuống Stadtmitte để mua sim, nhớ cầm theo passport để người ta activate luôn cho bạn, tuy nhiên giá hơi mắc. Còn không thì mua sim Aldi ở siêu thị Aldi, giá cả phải chăng, nhưng phải tự activate ở nhà. Kiểu sẽ vào website Aldi, chọn activate rồi video call với nhân viên hãng, show passport các thứ ra để người ta verify danh tính mình) Hơi rườm rà lúc đầu nhưng làm xong thì đỡ tiền á.
  • Đăng kí tạm trú tạm vắng. Cái này người ta hay gọi là “An(meldung) nhà”. Thường qua đó Buddy sẽ hướng dẫn bạn làm, nhưng mà tốt nhất là kêu nó dẫn mình đi J). Làm xong thì mình có mã số thuế, có mã số thuế rùi thì mới activate TKPT đc nha.
  • Mở tài khoản ngân hàng: Mặc dù có TKPT thì tức là đã có tk ngân hàng ở Đức rùi, nhưng quá trình activate hơi lâu, tầm 1 tháng lận, nên mình vẫn recommend nên lập 1 cái tài khoản ngân hàng nữa là ngân hàng Sparkasse ở đường Peter Rossger. Cứ ra đó kêu tao muốn mở tk là người ta chỉ cho làm, nhân viên cực có tâm và dễ chịu nên hỏng lo đâu :3
  • Activate tài khoản phong tỏa: Khi nào có mã số thuế rồi nhớ activate TKPT nha, ko là ko có tiền xài đâu á tại activate rồi thì mới đc rút tiền nè.
  • Download app Naldo (app bus line ở Reutlingen, ngày giờ bao chính xác), và Whatsapp để có cái liên lạc, giao du với bạn bè bên đó
  • Mua vé Semester Ticket (tầm 99eu cho 6 tháng). Nếu lúc vừa mới qua chưa kịp mua thì đi chơi từ 7h tối trở đi, xài Student Card sẽ đc đi bus free 

Note: Lúc đi mình mang theo 2000 Eu tiền mặt để đề phòng cần cọc cái gì thì có cái mà đóng. Cũng nên có tiền xu lẻ, nếu lỡ có mắc vệ sinh thì đi được vì không phải chỗ nào cũng free :))) —————————— Oke đó là những gì mà mình đúc kết được sau chuyến đi đầy sóng gió nhưng hơi bị xứng đáng của mình. Thực ra lúc qua đó còn một số cái cần nói như di chuyển từ sân bay Frankfurt tới Reutlingen hay nên làm gì ở đó, đi chơi đâu, qua đó cần liên hệ ai, nhưng dài quá nên mình xin kết ở đây. Nếu các bạn lúc đi có thắc mắc về những việc đó thì có thể liên hệ về phòng ISSC để đc hướng dẫn cụ thể nha :3