by dkphung | Jun 10, 2020 | IU-SEaSAP Alumni Travel Blog, News
What to prepare? Vốn là kiểu người hay trì hoãn mọi dự định, bất cứ lúc nào nghĩ ra điều gì mình cũng chỉ là nghĩ đến, tìm hiểu nửa vời rồi xếp nó qua một bên. Nhưng rồi một ngày, ý định muốn đi trao đổi ở nước ngoài bất chợt nảy ra trong đầu mình một cách thật mãnh liệt lol. Mình nghĩ nếu bây giờ mà còn chần chừ nữa chắc đến khi bị đá đít ra khỏi trường vẫn không biết mùi nước ngoài là cái gì. Vậy nên mình vội vàng đi hỏi thăm thông tin Exchange, vội vàng apply hồ sơ, vội vàng chuẩn bị các thủ tục làm visa. Đến giờ nghĩ lại vẫn thấy đó là quyết định đúng đắn nhất cuộc đời mình. Quyết định vội vàng như thế nên mình cũng gặp không ít trở ngại, thực sự mình đã stuck ngay từ bước đầu tiên book lịch visa huống chi là các bước sau đó :))). Nhưng rồi mọi chuyện cũng ổn, dù hơi struggle một xíu, bao nhiêu tình huống dở khóc dở cười đã đem lại cho mình một đống kinh nghiệm để giờ đây mình có thể ngồi viết bài Tips này hehe. Dô ha! Vì những khâu chuẩn bị hồ sơ đã có các chị đáng iu ở phòng ISSC A2.604 lo rồi, nên mình xin phép lược bớt khâu này 😀 Khi nhận được Acceptance Letter rồi thì chúng ta bắt đầu quá trình khổ đau nhưng kết quả đầy ngọt bùi thui :3 1. Mở Tài khoản Phong tỏa Mình đi trao đổi theo dạng không học bổng nên phải mở Tài khoản Phong tỏa (TKPT), và chứng minh tài chính. Còn đối với những bạn có học bổng thì mình không cần mở tài khoản hay chứng minh chi hết, trực tiếp skip nha. Khái niệm TKPT này mình cũng không rõ lắm, nhưng đại loại nếu bạn đi theo diện exchange này thì phải mở nó, và gửi tiền Euro vào tài khoản đó. Số tiền cần gửi vào tài khoản cho diện trao đổi 6 tháng là 4000 Euro. Đây đồng thời là bước chứng minh tài chính luôn. Khi sang Đức, bạn sẽ phải làm thủ tục activate tài khoản để sử dụng số tiền mình đã gửi hồi ở VN. Mỗi tháng bạn sẽ chỉ được rút 800 Euro để trang trải cho cuộc sống của mình. Ở VN, hiện có 2 ngân hàng có hỗ trợ mở TKPT, đó là: Deutsche Bank và Vietinbank. Mình mở TKPT ở Vietinbank (79A Hàm Nghi) nên sẽ sơ lược về các bước làm ở ngân hàng này: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tài khoản:
- Bản sao công chứng hộ chiếu (còn hiệu lực tối thiểu 06 tháng);
- Giấy đề nghị mở tài khoản (của VietinBank ban hành);
- Bản sao công chứng Acceptance Letter. Nếu chưa có bản gốc, có thể xin file mềm và in màu ra.
- Cái quan trọng nhất: tiền J xin nhắc lại là 4000 Euro ~ 110 triệu VNĐ
Bước 2: Nộp tiền thui chứ gì :)) một trăm mấy chục triệu bay nhanh như 1 cơn gió z ák :)) Bước 3: Vietinbank Việt Nam sẽ hỗ trợ bạn scan hồ sơ và gửi qua chi nhánh Vietinbank Frankfurt. Mất khoảng hơn 1 tuần để bạn nhận được Thông tin tài khoản và Giấy xác nhận số dư Tài khoản qua Email. Thời gian mở đó có thể lâu hơn dự kiến nếu bạn mở TKPT vào mùa cao điểm (cỡ tháng 8,9). 2. Mua Bảo hiểm Có nhiều loại bảo hiểm như Careconcept, Mawista, etc. Mình mua bảo hiểm của Mawista thấy khá oke, đăng kí mua xong khoảng 15p sau đã gửi mail giấy tờ bảo hiểm đầy đủ rồi, bị bệnh claim trả phí cũng dễ và nhanh gọn lẹ. Nên mình highly recommend mua của Mawista nhé. Các bước đăng kí mua các bạn có thể tham khảo ở đây, trang này hướng dẫn khá chi tiết: http://hotrosv.de/mua-bao-hiem-nop-nhan-visum-du-hoc-duc/ 3. Làm Visa Việc đầu tiên cần làm đó là xác định loại Visa mình cần làm: Visa thị thực dài hạn (90 ngày), và xin qua đâu. HIện tại, các bạn có thể book lịch và xin visa qua VFS Global hoặc qua Lãnh sự quán Đức. Nhưng ngày đó mình book lịch ở Lãnh sự quán nên xin phép viết hướng dẫn ở đây. VFS các bước làm chắc cũng giống LSQ, vì nó là Trung gian. Và vì là trung gian nên chắc sẽ có nhiều lịch available hơn, nhưng mà cũng chắc chắn sẽ tốn thêm phí dịch vụ. Bước 1: Ngay khi nhận được Acceptance Letter, cần phải lên trang web Lãnh sự quán để book lịch phỏng vấn visa ngay và luôn (book trễ, có hẹn phỏng vấn trễ, qua Đức ráng chịu :)) ). Và xác định ngày phỏng vấn visa thì phải là lúc chắc chắn đã có Giấy xác nhận số dư Tài khoản, vì cái giấy này nằm trong hồ sơ phỏng vấn. Lười tìm thì có thể truy cập vào link đây luôn: https://vietnam.diplo.de/vn-vi/dichvulanhsu/-/2312814 Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ, gồm có:
- Tờ khai xin cấp thị thực dài hạn (search google)
- Giấy báo nhập học (Acceptance Letter)
- Photo công chứng Hộ chiếu
- Hộ chiếu gốc
- Giấy xác nhận sinh viên trường (Letter of Enrolment, liên hệ Phòng A2.604)
- Giấy xác nhận số dư TKPT
- CV
- Motivation Letter
- Thẻ sinh viên
- Lệ phí thị thực (ngày xưa là 75 Euro, các bạn nhớ check lại xem bây giờ là bao nhiêu kẻo đến nộp hs mà thiếu tiền thì hơi phiền á)
Note: Không cần mua vé máy bay sẵn khi nộp visa, LSQ cũng không yêu cầu. Nhưng bạn nên xác định ngày bay dự kiến để người ta có hỏi thì trả lời. Ngày bay dự kiến nên là khoảng 1 tháng trước ngày nhập học để qua đó hít hương hít hoa đặng hòa nhập đc với cuộc sống Chou Ou mới mẻ. Ví dụ đợt mình đi là 21/9 nhập học thì đã có người qua từ ngày 1,2/9 rồi. Nói là phỏng vấn visa nhưng thực chất là chỉ đến nộp hồ sơ thôi, không hỏi gì nhiều. Nếu có hỏi thì cũng hỏi rất đơn giản. Ngày đó mình bị hỏi “Sao hồ sơ của em ít vậy?”, mình ú ớ trả lời “Thì em đi trao đổi văn hóa thôi mà”, thế mà cũng đậu :)) ) Nói vậy thôi chứ các chương trình trao đổi sinh viên của IU mình khá xịn và có tiếng tăm, nên nếu bạn đã được trường đối tác accept hồ sơ thì khả năng 99,999% là sẽ đậu visa. Mình chuẩn bị hồ sơ kĩ càng, đầy đủ thì không việc gì phải lo. Note: Khi làm hồ sơ hoặc đóng tiền maybe có bị hỏi qua đó em ở đâu, thì có thể khai địa chỉ Dorm mình muốn ở luôn (dù lúc này maybe vẫn chưa đc Dorm nhận), hoặc khai địa chỉ của trường theo học bên đó luôn cũng được. Bước 3: Nộp hồ sơ với đóng tiền xong rồi thì sẽ được nhận được 1 tờ bill. Nhớ giữ thật kĩ để khi có kết quả, mang theo người ta mới cho lấy. Cẩn thận hơn thì chụp hình tờ bill lại, có bị mất thì vẫn show ra được. Bước 4: Xong rùi, về nhà đợi thoi. Nếu nhanh thì mất khoảng 1 tháng, chậm thì có thể hơn, tùy nhân phẩm của bạn :))) hoặc tùy thời điểm nộp. 4. Đăng ký Dorm Lại là một trường hợp test nhân phẩm nữa 🙂 Cái này nói thiệt chứ không phải mình mean hay gì đâu :)))) Trường ESB có những khu Dorm là: Adolf, Litthaus, Aquarium, New Student Dorm (Khu Dorm mới nhất) và Women Dorm (xa nhất, ngoài khu Campus trường). Trước lúc đi, Coordinator bên đó sẽ gửi mail liên hệ với bạn và hướng dẫn chi tiết, trong đó sẽ có đường link có những mục đăng ký từng Dorm. Nên đăng ký hết tất cả các dorm để đề phòng trường hợp bị reject. Muốn nghía qua Dorm dòm như thế nào thì mình để link luôn nè: https://www.reutlingen-university.de/en/before-studying/your-accommodation/ Đối với Adolf, Litthaus thì bạn sẽ điền form để đăng ký. Sau đó khoảng 1 thời gian người ta sẽ gửi cho bạn 1 cái mail, trong đó có đường link để bạn nhấn vào confirm là mình vẫn đang cần ở Dorm của nó. Nhớ check mail hàng ngày và thật kĩ (check cả Spam hay Promotion nha), miss một cái là ra chuồng gà ở. Đùa hoy, lỡ có miss thật thì đừng lo, bên đó thường ưu tiên sv Exchange hơn, thể nào cũng có chỗ ở thui :))) Đối với New Student Dorm (NSD), nhớ ko lầm thì là in form ra kí tên này nọ, scan lại rồi gửi cho người ta. Có kết quả khá trễ, tầm sát tháng 9. Giá thuê ở đây thường mắc hơn Adolf, Lithaus một chút nhưng bù lại Dorm mới xây nên khá xịn sò, lại còn có người dọn vệ sinh hàng tuần. Đợt mình đi (2018), Adolf và Litthaus tầm 240Euro/tháng, còn NSD là 290Euro/tháng. Tiền nào của nấy, Adolf với Litthaus một tầng khoảng 16 phòng, bếp chung, 4 nvs, 4 phòng tắm, cơ sở vật chất cũng khá cũ. Còn ở NSD thì chỉ có 6 phòng thôi, bếp chung, 2 nvs phòng tắm. Bạn nào kinh tế dư giả thì mình khuyên ở NSD cho thoải mái. Ở Adolf, Lithaus cũng được nhưng chung đụng nhìu người thôi. Women Dorm thì khá xa nên mình ko recommend, họa hoằn lắm mới hẵng ở. ————— Khi đc accept rồi, sẽ đến bước kí hợp đồng và đặt cọc tiền nhà. Với Adolf và Litthaus, người ta sẽ gửi hợp đồng từ bên bển về VN cho bạn, và bạn chuyển tiền đặt cọc từ VN mình qua đó. Còn NSD thì qua đó bạn mới phải kí hợp đồng và đóng tiền đặt cọc ngay lúc đó luôn. (Cọc khoảng hơn 700 Euro).
View phòng mình ra thì nó như này, hơi cùi tại ở tầng trệt ;___;
Hai cái tòa xa xa kia là New Student Dorm ák, xịn sò lắm, còn người ở giữa thì đừng để ý :)))))
5. Nên bay hãng nào? Mình đọc khá nhiều review nên có đúc kết ra một số hãng đc review tốt như sau:
- Vietnam Airlines – Hãng hàng không quốc gia ^^)
Ưu điểm: Bay thẳng (12 tiếng), nếu là sinh viên thì đc xin mang theo 40kg (đó là thời mình đi, còn đợt sau thì ko rõ) Nhược điểm: mắc vl (trừ khi săn đc sale) Đồ ăn tạm được. Máy bay bay qua Đức cũng khá xịn, là dòng Boeing mới nhất, cửa sổ có nút thay đổi màu kính cửa. Bạn nào chưa bay xa bao giờ mà lo thì có thể bay VNA để đỡ bỡ ngỡ giống mình ngày xưa.
- Emirates: transit ở Dubai. Emirates thì khỏi phải nói, xịn sò. Người đi bay mà tưởng heo đi ăn, một chuyến có khi cho ăn tới 3 lần. Đồ ăn ngon.
- ThaiAirways: bữa nghe tin ThaiAirways nộp đơn phá sản, hổng bít giờ sao rùi. Nhưng mình từng bay hãng này nên review luôn. Transit ở Thái. Lúc mình đi thì máy bay khá cùi, mà lúc về thì xịn, nên chắc lại một pha test nhân phẩm again. Tiếp viên oke. Đợt đó mình transit ở Thái có 2 tiếng thôi, mà còn bị bay trễ 1 tiếng, nên chạy xúc quần. Nhưng đc cái nhân viên sbay khá nice, chỉ dẫn nhiệt tình nên cũng kịp lên mbay bay tiếp.
- Lufthansa – Hãng hàng không quốc gia Đức. Thường transit ở Sing, ai muốn thăm thú sbay Changi thì bay ở đây. Giá cả vừa phải, ngang với những hãng khác (trừ VNA). Nghe nói dịch vụ rất chi nạ okelah.
- China Airlines: transit ở Đài Bắc. Nhiều người review khá ổn.
Còn một số hãng giá cực rẻ khác như AirChina, China Sourthern Airline. Tuy nhiên, mình đọc review khá nhiều người chê, và quá trình làm thủ tục transit ở Bắc Kinh phức tạp, rườm rà, nên mình không recommend các bạn đi những hãng này. Đừng ham rẻ quá mà mua bực vào thân, gặp hên thuận buồm xuôi gió thì ko sao, mà xui một cái thì ăn đủ. 6. Tổng hợp những việc cần làm khi mới đến Đức
- Mua Sim của Aldi hoặc O2. Nếu mua của O2 thì có thể xuống Stadtmitte để mua sim, nhớ cầm theo passport để người ta activate luôn cho bạn, tuy nhiên giá hơi mắc. Còn không thì mua sim Aldi ở siêu thị Aldi, giá cả phải chăng, nhưng phải tự activate ở nhà. Kiểu sẽ vào website Aldi, chọn activate rồi video call với nhân viên hãng, show passport các thứ ra để người ta verify danh tính mình) Hơi rườm rà lúc đầu nhưng làm xong thì đỡ tiền á.
- Đăng kí tạm trú tạm vắng. Cái này người ta hay gọi là “An(meldung) nhà”. Thường qua đó Buddy sẽ hướng dẫn bạn làm, nhưng mà tốt nhất là kêu nó dẫn mình đi J). Làm xong thì mình có mã số thuế, có mã số thuế rùi thì mới activate TKPT đc nha.
- Mở tài khoản ngân hàng: Mặc dù có TKPT thì tức là đã có tk ngân hàng ở Đức rùi, nhưng quá trình activate hơi lâu, tầm 1 tháng lận, nên mình vẫn recommend nên lập 1 cái tài khoản ngân hàng nữa là ngân hàng Sparkasse ở đường Peter Rossger. Cứ ra đó kêu tao muốn mở tk là người ta chỉ cho làm, nhân viên cực có tâm và dễ chịu nên hỏng lo đâu :3
- Activate tài khoản phong tỏa: Khi nào có mã số thuế rồi nhớ activate TKPT nha, ko là ko có tiền xài đâu á tại activate rồi thì mới đc rút tiền nè.
- Download app Naldo (app bus line ở Reutlingen, ngày giờ bao chính xác), và Whatsapp để có cái liên lạc, giao du với bạn bè bên đó
- Mua vé Semester Ticket (tầm 99eu cho 6 tháng). Nếu lúc vừa mới qua chưa kịp mua thì đi chơi từ 7h tối trở đi, xài Student Card sẽ đc đi bus free
Note: Lúc đi mình mang theo 2000 Eu tiền mặt để đề phòng cần cọc cái gì thì có cái mà đóng. Cũng nên có tiền xu lẻ, nếu lỡ có mắc vệ sinh thì đi được vì không phải chỗ nào cũng free :))) —————————— Oke đó là những gì mà mình đúc kết được sau chuyến đi đầy sóng gió nhưng hơi bị xứng đáng của mình. Thực ra lúc qua đó còn một số cái cần nói như di chuyển từ sân bay Frankfurt tới Reutlingen hay nên làm gì ở đó, đi chơi đâu, qua đó cần liên hệ ai, nhưng dài quá nên mình xin kết ở đây. Nếu các bạn lúc đi có thắc mắc về những việc đó thì có thể liên hệ về phòng ISSC để đc hướng dẫn cụ thể nha :3
by dkphung | Jun 10, 2020 | IU-SEaSAP Alumni Travel Blog
I had been spoilt for choice every time considering about study abroad as I was dependent on my family where I could come back whenever some things let me down. However, I find that I am a member of the big family – International University where I am enjoying the international environment from other foreign students those who made me so amazed from the stories they share about their country. At the time, I wondered why didn’t I make the other international students feel the same with Vietnamese culture I share. In other words, I was so excited to contribute my culture to the international environment, experience the abroad study lifestyle within neither short nor long time. So, the time had gone and the first failure would not let me stop thinking about the exchange program. I got the Jasso Scholarship for financial support at the second application and was ready for my journey at Otaru University of Commerce, Hokkaido, Japan.
5-month living in Otaru is the most beautiful experience so far. Otaru is a small town but the affection from Otaru people to me was so huge. Although Otaru is an extreme cold place to me, the minus-10-degree weather could not freeze me since other people perceived and gave the compliment to the Vietnamese food, language, and culture I shared. Also, I myself could strengthen my knowledge about the Japanese culture, language, and management that better me. I could not believe that after the exchange program, I gained more network, made so many worldwide friends, opened my outlook, and represented the IU students to contribute the international environment to the Otaru University of Commerce.
Fun fact that whether you take the exchange program in the Otaru University of Commerce, your second home is in the common lounge at the international house. No matter how the cold weather is, you and other international students will warm yourself. Since the common lounge is the place to share the heater, to plan the activities for the weekend, to play the video game, to entertain and share food as well as the stories together. When I left Otaru, beyond Otaru town and international friends, the common lounge is the next thing to tell when someone asks me about the exchange program.
To sum up, even though the exchange program is not the only way to make your youth so memorable, the exchange program definitely gives you a great moment when you take. I am not joking, trust me.
by dkphung | Jun 10, 2020 | IU-SEaSAP Alumni Travel Blog
Kamloops là một sự bất ngờ thú vị, là lần đầu tiên của tụi mình cho rất nhiều trải nghiệm.
Đối với mình, được đến Kamloops trao đổi, dù chỉ 1 kỳ học 4 tháng, tụi mình vẫn cảm thấy rất biết ơn và yêu mến nơi này, những người bạn mới, môi trường học tập mới và cả người dân nơi đây. Tuy là chịu lạnh không giỏi lắm nhưng sự vui vẻ và hào hứng khi tham gia đến tận khi về cũng làm mình quên mất thời tiết bên đó lạnh thế nào.
1.Thời gian sinh hoạt tại Canada
Ở với host thì được host lo ăn lo ở rồi. Nhưng mà mình còn được nói chuyện và làm quen với các bác là bạn của host. Có bác còn chở tụi mình đi road trip qua mấy thành phố lân cận, trực tiếp ngắm nhìn 1 góc của Canada tầm vào thu và đông.
2. Về ăn uống
Host cũng rất để tâm tụi mình thích ăn gì, ăn có hợp khẩu vị không, trong bữa ăn cũng sẽ tạo không khí ấm áp vui vẻ. Tụi mình còn được cùng nhà host đón Thanksgiving và trang trí Giáng sinh nữa, rộn ràng cả cái nhà. Nhưng quan trọng cũng là ở bản thân mình nữa. Mình nghĩ là đã có cơ hội được đi thế này rồi thì bản thân mình cũng nên chủ động hơn, chủ động bắt chuyện, chủ động hỏi han và lắng nghe. Tùy nhà host mà đôi khi cũng sẽ có những quy định riêng như phải tự dọn dĩa của mình sau khi ăn chẳng hạn. Mình thấy điều đó cũng hợp lý. Nhiều khi tụi mình cũng sẽ giúp host nấu bữa tối và dọn dẹp sau bữa ăn, vừa làm vừa cùng nhau trò chuyện. Lúc đó, tụi mình chia sẻ về cuộc sống ở Việt Nam và mọi người chia sẻ về cuộc sống của họ ở Canada. Lúc mới qua mình thấy mình còn ngại nói tiếng Anh lắm, nhưng từ từ rồi cũng quen. Mọi người không hề bắt bẻ gì hết mà nhiều khi còn chỉ tụi mình nữa cơ. Vì vậy cho nên nếu bạn nào có cơ hội như mình, hãy nắm bắt nó và đừng ngại chủ động nhé.
3. Về việc học tập
Dù là trao đổi sinh hay sinh viên chính thức, các thầy cô đều giảng dạy tận tình lắm, không có chuyện ưu tiên sinh viên chính thức hơn đâu. Mọi thứ cũng không quá khác so với khi mình học ở IU, chỉ có hơi khác về cấu trúc thi cử thôi. Có một số môn thay vì phải thi tập trung tại phòng thi thì tụi mình có thể làm essay hay viết report. Khuôn viên trường thì đẹp miễn chê, là nơi hay diễn ra rất nhiều hoạt động tập trung xuyên suốt năm học: từ buổi Orientation hay BBQ Back to School cho tới Club Fair. Trường còn có một đội ngũ hỗ trợ sinh viên siêu xịn, có vấn đề cứ lên hỏi thì sẽ được hỗ trợ hết mình. Bus thì hơi chán 1 tẹo vì dù có app để canh giờ nhưng mà app tính cũng không bằng mấy bác tài xế tính. =)))) Cả cái trường mình thích nhất thư viện, không gian học rộng và siêu thoải mái, ngồi hẳn tới 7-8 giờ tối cũng được. Mùa thi còn có một sự kiện nhỏ là thư viện mở qua đêm luôn, trong đêm đó thư viện sẽ bày trí khu vực nghỉ hay board game nữa. Nhưng mà khu đó có giới hạn nên phải đăng ký trước mới kịp.
4. Về việc mua sắm
Đây là điều cân não nhất :)))) Mình phải cân nhắc khá nhiều vì Kamloops thuộc tỉnh đánh thuế cao nhất Canada mà. Mình thấy sale 10% mà thuế lấy 12% thì thôi rồi. =)))) Mua đồ ăn thì có Save on Food bán đồ ăn trông có vẻ đa dạng và tươi, Superstore cũng đa dạng, còn có hẳn quầy International food. Nhưng giá cả ok nhất trong mấy chỗ mua thì là Costco, mặc dù vị trí địa lý của Costco xa muốn xỉu, với muốn vô mua sắm thì phải có thẻ thành viên, có 2-3 loại gì đấy nhưng mình đi với bạn mình thì thẻ của bạn làm hết 60 mấy đô cả thuế cho 1 năm. Quần áo rẻ rẻ thì mua ở Aberdeen mall, cái mall duy nhất ở Kamloops. Ở đó người ta hay có mấy chương trình sale off, discount nhiều lắm, nên thỉnh thoảng cứ bắt bus lên đó lượn.
Quán ăn không quá nhiều nhưng cũng đa dạng đủ kiểu. Muốn có nhiều chỗ chơi hơn 1 chút thì xuống downtown. Cắm trại ở công viên Riverside Park, xem phim mua sắm trên Aberdeen Mall. Ở TRU được cái là có LEAP Program, mình cũng phải canh canh đi mua vé để tham gia mấy hoạt động ngoại khóa như Sky Trek hay xem Hockey, vân vân và mây mây. Các bạn đi học kỳ mùa đông thì có Tết Gathering do TRU Vietnamese Club tổ chức, có cả International Day dành cho các bạn sinh viên quốc tế mặc trang phục và giới thiệu văn hóa truyền thống của họ nữa. Học kỳ mùa thu thì không có cái đó, nhưng bác host của tụi mình tâm lý lắm. Bác nói chọn 1 buổi Sunday supper để mọi người đều ăn mặc đẹp thật đẹp lên, riêng 2 đứa tụi mình mặc Áo Dài và 1 chị nữa mặc trang phục truyền thống của Kenya,…
5. Về thời tiết, khí hậu
Nếu nhà ở gần 1 cái đồi thấp, nếu thời tiết không xấu cũng có thể cân nhắc đi dạo bộ ngắm trời hít thở không khí trong lành 1 chút. Thích lắm luôn. Kỳ mùa Thu, cỡ tháng 8 tháng 9 thì 7-8 giờ tối vẫn thấy mặt trời. Bắt đầu vào đông trời tốt nhanh hơn, 4 giờ chiều mà nhìn trời như 10 giờ tối vậy. (Có 1 điều khá thú vị mà các bạn nên tìm hiểu là việc thay đổi múi giờ).
Thật sự có rất nhiều cái hay mà dù có kể thế nào cũng không kể hết được. Cũng còn tùy thuộc vào cảm nhận và trải nghiệm của mỗi người nữa. Quan trọng là bản thân dám thử dám làm. Tụi mình cứ mỗi lần thấy cái gì đó có vẻ khó khó, là 2 đứa nhìn nhau tự nhủ “Tụi mình đi đến đây cũng trầy trật lắm á, sợ là tiếc á!” Thế là triển hết =)))) Và không hối hận chút nào. Tụi mình hy vọng các bạn đi sau nếu được đến đây, có thể có những trải nghiệm khác nữa, thú vị hơn và độc đáo hơn cả những gì tụi mình cảm nhận được nữa. Cảm ơn IU và TRU đã cho 2 con bé tụi mình 1 kỳ trao đổi thiệt thành công.
by dkphung | Jun 9, 2020 | IU-SEaSAP Alumni Travel Blog
Cẩm Anh và Thu Ngân là một trong những bạn IU-SEaSAP Alumni tại Thompson Rivers University, Canada. Các bạn đã trải qua khoảng thời gian đi trao đổi rất “AWESOMEEE” và cảm nhận được sự ấm áp ở xử sở lạnh lẽo Kamloops, Canada ^^. Dưới đây là một số tips về visa và giấy tờ cần thiết, các bạn cùng xem qua nhé :>
1. Về xin visa:
- Cái này thì những chỗ chuyên về làm thị thực cho du học sinh đều sẽ có hướng dẫn kỹ càng. Mình được bạn giới thiệu làm visa tại Interlink (http://www.duhocinterlink.com/). Lúc đến thì mình mới biết chỗ này cũng có khá nhiều bạn IU-ers hệ liên kết đến làm ấy!
- Mình đi trao đổi một học kỳ – khóa học ngắn hạn dưới 6 tháng nên visa mình chỉ có thể apply là visa du lịch, không phải visa du học. Mình được khuyên nên nộp visa online vì thời gian xét hồ sơ sẽ nhanh hơn và bước chuẩn bị cũng đỡ vất vả hơn, chỉ cần đem hồ sơ gốc lên công ty để scan lại bản gốc, không cần phải đi sao y công chứng như nộp trực tiếp tại Văn phòng Lãnh sự quán. Vì hơi xa nhà nên mình tự scan rồi gửi cho bên công ty luôn cũng vẫn được.
- Chi phí: Lúc mình làm là $100, còn về sau thì có thay đổi hay không mình cũng không chắc lắm. Phí dịch thuật thì tùy vào lượng giấy tờ tài chính của gia đình.
- Chứng minh tài chính: cái này thì tùy điều kiện gia đình, tài chính càng tốt thì khả năng đậu visa càng cao và thời hạn visa sẽ dài hơn. (ít nhất khoảng 400- 500 triệu.)
2. Accommodation & Insurance
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ ở Việt Nam, sau khi Application Form của mình được TRU chấp nhận, mình sẽ được cấp mã số sinh viên. Đây là mã số để đăng nhập vào website Horizontal Systems rồi điền Application cho TRU. Đây cũng là mã để đăng nhập vào khá nhiều trang web của trường. Form bao gồm: Accommodation Options, Insurance, Personal Info, IELTS certificate, etc. Sau đó, phía trường sẽ liên hệ mình để hướng dẫn tiếp.
3. Accomodation:
- Có 3 dạng cơ bản: On-campus là mình ở ký túc xá trường; Off-campus là thuê nhà ở ngoài và Homestay là ở với gia đình là dân ở đó. Giá cả cũng khác do dịch vụ khác nhau, nếu có tăng giá thì bên trường TRU sẽ báo với mình.
- Thời gian mình đi thì mình ở homestay giá CAD 825 một tháng có cả ăn ở. So với mặt bằng chung thì cũng khá cao nhưng bù lại thì tụi mình được lo ăn ở và được tiếp xúc văn hóa hay giao tiếp tiếng Anh tốt hơn. Muốn tự nấu ăn cũng được. Lúc đến nơi thì nhà host cũng sẽ đón trực tiếp.
- Nếu ở homestay thì mình cần phải điền thêm Homestay Application nữa, chủ yếu để cung cấp thông tin của bản thân và yêu cầu khi ở homestay. Trước khi qua thì mình sẽ phải đóng trước cho họ CAD 570 (gồm CAD 420 refundable và CAD 150 non-refundable; khoản này có thể sẽ khác tùy vào thời điểm các bạn đi). Họ sẽ gửi cho mình 2 đường link để đóng tiền, 1 link đề đóng Deposit fee CAD 570 và 1 link là Application fee CAD 100. Exchange students không đóng Application fee nên nếu thấy cái form đó thì lộn rồi nhen, đổi qua cái link kia để hoàn tất việc đặt cọc là được.
- Bên TRU sẽ phụ trách tìm homestay cho mình randomly luôn. Khi tìm được họ sẽ email cho mình thông tin của host gồm tên tuổi, nghề nghiệp và địa chỉ. Tips là nên email trước cho host để làm quen và có thể báo cho họ thời gian mình đến để họ có thể đón ở sân bay.
- Phần còn lại thì, mình tận hưởng niềm vui khi ở homestay thôi =))))
- Có 1 cái form phải điền trước khi rời homestay do nhà host điền. Nếu bên homestay xác nhận không phải hỏng hóc bồi thường cái gì thì mình có thể nhận lại khoản CAD 420 refundable. Chờ hơi lâu xíu thôi.
4. Insurance:
- Ở đó họ có 2 loại: Guard Me và MSP.
- Trao đổi Sinh viên 1 học kỳ thì chỉ cần Guard Me là được. Kỳ tụi mình qua thì là kỳ cuối giữ nguyên policies cũ. Từ kỳ Winter 2020 là đã có thay đổi rồi nên nếu các bạn sau này đi thì xem xét kỹ với follow theo hướng dẫn là được.
- Phí: TRU sẽ charge phí bảo hiểm sau khi mình vô học. Họ sẽ thông báo qua email để thông báo khoản tiền mình phải đóng. Và mấy cái chi phí mình phải đóng sẽ được quy về dạng như học phí ấy.
- Note: Thấy có thông báo đóng thì đóng tiền đúng hạn là được. Đóng trễ thì họ sẽ tính phí phạt gồm thêm 10-15% với cái gì nữa ấy, đắt lắm.
5. Một số ứng dụng cần thiết:
- Transit, Subway and Bustime: Các chuyến bus trên các tuyến đường và khu vực đều được keep track hết. Mình có thể xem số chuyến, giờ tới trạm, điểm dừng điểm đi. Nhưng mà nó mang tính tương đối thôi, có khi tùy vào điều kiện thời tiết với bác tài nữa. Nhưng có cái này sẽ tiện để mình chủ động đi lại hơn vì phần lớn mình phải di chuyển bằng bus. Bus có nhiều nhưng mình thường đi nhất là số 9 và 7. Cũng tùy vào chỗ ở của sinh viên nữa.
- Google Map: App này thì hiển nhiên rồi =)))) mình cũng có thể check bus trên đây nữa.
- TRU Go: Cái này là 1 app của trường để mình có thể truy cập xem thời khóa biểu và học phí phải đóng. Trong app còn có dẫn link đến các website của trường ví như Moodle (mình sẽ sử dụng cái này nhiều lắm nhen), Outlook,…
Đây là tổng hợp những tips trong quá trình đi trao đổi của mình, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn có dự định đi exchange ở Thompson Rivers University nha!! Cheers <3
by dkphung | Jun 9, 2020 | IU-SEaSAP Alumni Travel Blog
BẠN ƠI, ĐI SEOUL VỚI NHI KHÔNG?
Với nhiều thân thương gửi đến đồng bọn Đinh Lê Mỹ Linh (Bé Mềm), Trần Quỳnh Như (Bé New), Nakyoung Kim (Nakyoung Onie), Nguyễn Hoàng Linh FTU (Linh Điên), KiHwang Lee (Rùa) và nhiều, rất nhiều cá nhân khác nữa. Cám ơn mọi người vì đã là một phần không thể thiếu trong chuyến đi này.
안녕하세요 , Annyeonghaseyo !
Chào các bạn, mình là Thảo Nhi (BA-K12). Nhi từng là sinh viên trao đổi tại University of Seoul, Hàn Quốc. Nhi tạm gọi chuyến đi 4 tháng này là tập hợp của các thể loại “lần đầu tiên”. Lần đầu tiên Nhi dám quăng mình ra khỏi “comfort zone”, lần đầu tiên xa nhà lâu như vậy, kể cả lần đầu tiên … đi chơi đến hơn 1h sáng. Kéo xuống để xem liệu những lần đầu tiên sẽ thú vị hay kinh khủng đến độ nào nhé các bạn trẻ!
- Lần đầu khai trường chặng bay mới (giống Jetstar quảng cáo hông?)
Nói lần đầu cũng không sai tẹo nào cả. Các bạn hiền có biết Nhi Nhi cùng đồng bọn chính là những “nhân tố bí ẩn” đầu tiên khai trương cho chặng bay trao đồi giữa IU mình và trường Seoul. Nhóm ba đứa đã lùng sục Google không chừa ngóc ngách để tìm hiểu thông tin. In Google we trust.
Lần đầu đi xin visa, khỏi phải nói, trái tim tôi đã “bấn loạn” n lần và rồi cũng nhờ ngồi trong căn phòng ở Tổng Lãnh Sự Quán đó để chờ đến lượt lấy visa, Nhi biết và hiểu rõ hơn một chút về hoàn cảnh của những người mà chúng ta vẫn thường gọi là “Cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc”. Không phải ai cũng không tốt bạn ạ, một phần do hoàn cảnh nữa.
Quyết định đi Hàn đến rất nhanh và ngẫu nhiên, chọn Seoul cũng do “định mệnh” nhưng Nhi Nhi tin rằng Everything happens for a reason.
Ảnh kỉ niệm 1 trong những lần vồ ếch tại Seoul. Tuyết cũng đáng sợ nha các chế, Nhi Nhi đã té nguyên con đôi lần, hậu quả cũng ê ẩm cả tuần, chưa kể còn vồ ếp ngay trên nắp cống, xung quanh là các oppa.
2. Lần đầu cảm nhận nhiệt độ -18
Nhi đến Hàn Quốc trong một ngày cuối tháng 8. Nhi đã từng thốt lên rằng “Hàn Quốc gì mà nóng vậy chời!”. Vâng, một khi anh ấy đã nóng thì cũng không thua gì Thủ Đức nhà mình. Nhưng khi anh ấy đổ tuyết thì bạn hiền nên cầu xin ảnh đừng ban thêm gió nhé. Bởi với mức nhiệt -10 hay thấp hơn vào mùa đông, nếu khuyến mãi thêm gió, bạn hiền sẽ trở thành gấu nguyên con với 3-4 lớp áo, khăn, găng tay và vớ các thể loại.
Nhi còn nhớ như in, tuyết đầu mùa năm đó đúng vào đêm đầu tháng 12. Khỏi phải nói các bạn ạ, FB của hội sinh viên trao đổi từ Tây đến Ta sẽ tràn ngập hình ảnh. Không phải chỉ có mình mới mừng húm khi thấy tuyết đâu nha. Bọn mình thường nghĩ, các bạn đến từ Châu Âu sẽ rất quen thuộc với thời tiết tuyết phủ như vậy. Không hoàn toàn nhé. Bạn sẽ dễ bắt gặp hình ảnh cô bạn xinh đẹp người Ý “lồng lộn, lầm bầm” rằng ở nước mình cũng chẳng có lạnh buốt như vậy, thật kinh khủng, mình bật lò sưởi suốt cả thôi. À tự dưng lại nhớ đến heater thần thánh đã sưởi ấm 1 cách quyết liệt cho Nhi Nhi với nhiệt độ 400C. Nói bạn không tin, nhưng đôi khi, Nhi đã mở hé cửa sổ để đi ngủ cho bớt nóng trong mùa đông Seoul năm ấy. ^^
Nhi Nhi đang enjoy khung cảnh tuyết phủ nhìn từ cửa sổ phòng dorm
3. Lần đầu ở Dorm.
Kí túc xá tại University of Seoul được liệt vào dạng “rẻ, đẹp, tiện nghi” bậc nhất Seoul nhé các bạn. Sẽ rất khó tìm một dorm nào giá rẻ mà lại đầy đủ như vậy ở đất nước này: có gym, laundry, shop tiện lợi… Phòng thoạt nhìn có vẻ nhỏ, nhưng với lối thiết kế đậm chất Hàn Quốc thì bàn ghế, giường tủ được kê gọn ơ, không gây bất cứ khó khăn nào cho người sử dụng. Trong phòng có vô số kệ tủ, bạn phải mua sắm điên cuồng mới hòng lấp hết được không gian này. Từ cửa sổ phòng dorm là một khu đồi, mùa hè lá xanh mướt, mùa thu ngắm lá vàng lá đỏ, mùa đông ngắm tuyết phủ. (Chính hiệu resort 5 sao giá rẻ).
Nhi Nhi đang enjoy khung cảnh tuyết phủ nhìn từ cửa sổ phòng dorm.
4. Lần đầu học cách quản lý cá nhân hiệu quả
Ở Hàn, có 2 thứ bạn không thể quên, không bao giờ được quên: electronic devices (có thể là tablet hoặc mobile) và ví đựng thẻ. Hàn Quốc được mệnh danh là quốc gia công nghệ với tốc độ Internet cao nhất thế giới. Sẽ rất thiếu sót nếu bạn quên mang 1 chiếc mobile hay tablet vì chắc chắc, bạn sẽ cần dùng đến nó để đi subway, đi bus và rất nhiều nhu cầu khác. Kakao talk thống trị thị trường Hàn. Một người bạn Hàn của Nhi từng kể, chỉ cần đáp xuống sân bay, nghe tiếng tin nhắn Katalk thì mặc định, Hàn Quốc là đây. Bên cạnh đó, đừng quên mang ví đựng thẻ nhé. Không đơn thuần là thẻ ngân hàng không thôi, bạn còn sở hữu thêm “vài” loại khác: thẻ sinh viên (không có thì khỏi vào dorm, thư viện), thẻ phòng (phòng dorm được mở bằng thẻ từ), thẻ giặt đồ, thẻ subway bla bla bla. Bạn sẽ bắt gặp hình ảnh các sinh viên Hàn đeo thẻ tên y chang IU mình trên xe bus, trên subway đấy! Nhớ nhé, mobile và thẻ.
5. Lần đầu có những cảm nhận “chính chủ” sơ nét về con người và xã hội Hàn.
Có người hỏi, điều Nhi hài lòng nhất trong chuyến đi là gì. Không còn gì khác, điều hài lòng nhất chính là những người Nhi đã gặp, đã gắn bó trong chuyến đi này. Nhi chỉ ở đây 4 tháng, nên những cảm nhận này đều là sơ nét thôi nhé các bạn.
Cũng trong chuyến đi này, Nhi gặp được các anh, các chị người Hàn giúp đỡ rất nhiều. Họ kể cho mình nhiều thứ để hiểu hơn về con người, về cách sống ở đây, đã dắt mình đi chỗ này, quán kia và luôn nói rằng “Tôi sẽ đến Việt Nam thăm Nhi Nhi, nhớ dắt đi ăn Phở Việt Nam nha!”. Nói về sinh viên Hàn, Nhi rất ngưỡng mộ tinh thần siêng năng, cần cù của họ. Nhi từng họp nhóm đến tận 9h tối, từng chứng kiến tận mắt cái không khí đẫm máu trong thư viện khi kì thi đến, các bạn sinh viên kéo vali vào thư viện ăn ngủ học. Việc họp nhóm của các bạn Hàn rất nghiêm túc, thậm chí bạn hiền sẽ gặp các bạn Hàn chạy xô đi học nhóm dù lúc đó đã là 8h tối. Bởi thật sự, nếu không cần cù, siêng năng, bạn sẽ bị bỏ lại trong 1 xã hội cạnh tranh khốc liệt như Hàn Quốc. Đến những nhà sách lớn nhất xứ Kim Chi, bạn hãy dừng chân ở khu Best-seller để thấy những quyển bán chạy nhất đều nhằm mục đích phục vụ kì thi vào các tập đoàn lớn: Samsung (SSAT), LG (LSAT) bla bla bla. Học miệt mài như vậy, các bạn ấy cũng quẩy không kém phần nhiệt tình đâu nhé! Một khi đã thi xong, trai xinh gái đẹp sẽ lên nóc nhà là bắt con gà.
Một số bạn còn phải đi làm thêm nhiều job để xoay xở nên đôi khi sống chung dorm cùng 1 bạn Hàn thì cũng chưa chắc gặp nhau thường xuyên nhé. Đôi khi đang đêm bạn nghe tiếng đóng cửa cái rầm thì cứ coi như đó là lời chào của roommate nhé. Phải nói rằng, ý chí của sinh viên Hàn cực kì cao. Họ không chỉ phấn đấu để học tốt, họ sẵn sàng theo đuổi những ước mơ riêng, phát triển bản thân. Nakyoung, người mà Nhi Nhi luôn mè nheo “Onie ah, Onie ah” đã đến với Nhi như một người bạn thực hành nói tiếng Anh, người chị bản xứ đã sát cánh cùng Nhi đến tận lúc xếp đồ vào vali về nước. Chị thực hành tiếng Anh, học thêm tiếng Đức, đã cố gắng hết sức để giấc mơ của mình thành hiện thực. Một người bạn Hàn khác của Nhi tên là KiHwang. Anh không rành tiếng Anh nhưng đã sẵn sàng bỏ thời gian để đến thực hành Tiếng Anh. Nhi vẫn còn nhớ như in anh ta đã chảy mướt mồ hôi, bỏ hết đống áo khoác dày cộm trong buổi thực hành đầu tiên. Trong lần liên lạc gần nhất, anh kể hè vừa rồi anh làm 5 part time jobs để thực hiện chuyến đi một mình đến Châu Âu. Tutor dạy tiếng Hàn của Nhi, người đã chỉ Nhi 1 câu nói thần thánh để đi chợ trả giá cũng đã thực hiện ước mơ đi Úc, anh JeaBong cũng vừa trở về từ Đức. Có đi mới thấy, bản thân mình còn quá bé nhỏ phải không các bạn?
Nhi Nhi đi nhà sách chụp hình cho các bạn coi sách luyện thi vào SamSung SSAT.
Nhi đến Hàn với vốn ngôn ngữ kém cỏi nhưng khi trải nghiệm chuyến đi này, Nhi vẫn có niềm tin mãnh liệt rằng ngôn ngữ không phải là 1 rào cản không thể vượt qua. Nhi đã gặp những ông bà già hỏi thăm mình đến Hàn làm gì, đã thấy những người Hàn nghèo khó, lượm ve chai, bán trái cây, bán bánh gạo trong thời tiết rét căm, đã chật vật đi subway, bị lạc đường, đã một mình “khốn khổ” đến ngân hàng và liên hệ với công ty bảo hiểm, đã nhờ một người lạ ngồi kế bên để chọn món ăn vì không biết tiếng, đã lảm nhảm trả giá ở chợ, đã tình nguyện sơn các mảng tường bỏ, tình nguyện làm kimchi để phát cho người nghèo ở Seoul, đã đến nhà thờ của người Hàn hàng tuần dù không hiểu bất cứ thứ gì nhưng khi cầu chúc bình an, họ vẫn bắt tay và cười, vẫn nhớ lần cuối đến nhà thờ, maseour (nữ tu) hỏi “Con về rồi có trở lại không? Con về bình an!”.
*Đương nhiên, ở xã hội nào, dù giàu dù nghèo thì vẫn có người tốt, người không tốt. Trong phạm vi ngắn của bài viết, Nhi chỉ xin nêu 1 số mặt.
Nhi Nhi đi ăn Phở với các anh chị thân nhất tại khu Iteawon, khu dành cho người nước ngoài ở Seoul. 1 tô 2 người ăn ná thở nha!
6. Nhi Nhi đến Hàn cùng 2 chiến hữu, 2 đồng minh tuyệt vời.
Có đôi lúc không hiểu nhau nhưng qua đây, Nhi cũng học được thêm nhiều điều. Tụi Nhi đã cùng nhau học, cùng khám phá đất nước này, cùng sát cánh trong suốt 4 tháng. Nhớ rất nhiều các bạn ạ. Giây phút 3 đứa “nhà quê” chào bố mẹ ở Tân Sơn Nhất để đêm cuối ngủ bụi tại sân bay Incheon để kịp chuyến bay sáng chắc chắn sẽ không thể quên. Những lần giận nhau, những lần cùng nhau ăn kem khi thời tiết xuống âm, cùng nhau ráng húp cho hết phần ăn cay kinh khủng vì tiếc tiền, cùng nhau đi chợ trả giá, cùng nhau đón Giáng Sinh và Năm mới, cùng nhau chen chúc trong common room, cùng nhau khệ nệ xếp đồ, cùng nhau hát banh ta lông tiệm Nô Rê Bang (Karaoke). Chắc hẳn cả 3 đứa chúng tôi đều cảm thấy may mắn và không bao giờ hối tiếc về quyết định đến Hàn Quốc. Trong những ngày cuối, dù không muốn về nhưng vẫn phải nhắc nhau “Đến lúc rồi!”.
Nhi Nhi làm kim chi phát cho người nghèo. Mặt hơi lấm lem vì các cô Hàn Quốc kế bên cứ đút kimchi cho Nhi Nhi ăn quài.
Đi chơi cùng 3 đồng minh thân cận nhất.
Tất cả những ký ức trên đây như 1 cuốn phim quay ngược…. Lần này Nhi tạm dừng ở đây, hẹn gặp các bạn ở một trang viết khác trong một ngày không xa.
Nhi vô tình đọc lướt qua một bài viết có đoạn: The experience, from the moment I unzipped my bags to the moments I switched off the dorm room for the last time, was memorable. Quả không sai, từ giây phút là người đầu tiên mở cánh cửa phòng dorm im lìm đến giây phút tắt đèn, đóng cửa phòng ra sân bay về nước là sự khởi đầu và kết thúc cho một trải nghiệm tuyệt vời. Giờ đây, khi ngồi gõ những dòng này, Nhi vẫn không tránh khỏi sự luyến tiếc, sau 10 tháng xa Hàn Quốc.
Cám ơn Hàn Quốc đã mở ra trong tôi những ước mơ mới. Hẹn gặp lại. Để lại 1 lần ôm trọn Seoul.
Nhi Nhi
Nhi Nhi được các anh chị người Việt hệ Cao học đãi bữa tối chia tay chuẩn bị ra sân bay Incheon ngủ bụi 1 đêm.